Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed Ali được Thủ tướng Đức Olaf Scholz chào đón trước hội nghị thượng đỉnh "Thỏa thuận với châu Phi" ở Berlin, Đức, ngày 19/11/2023. (Ảnh: REUTERS)

Mở rộng cánh cửa hợp tác Đức-châu Phi

Các nhà lãnh đạo từ hơn 10 quốc gia châu Phi đang có mặt tại Đức để tham dự một hội nghị nhằm thúc đẩy đầu tư tư nhân vào Lục địa Đen. Châu Phi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Đức đa dạng hóa tốt hơn chuỗi cung ứng, bảo đảm nguồn lao động có tay nghề, giảm tình trạng di cư bất hợp pháp và đạt được quá trình chuyển đổi xanh. Mở rộng quan hệ với châu Phi là một phần trong chính sách đối ngoại được Chính phủ Đức đang đẩy mạnh triển khai thực hiện nhằm củng cố vai trò và vị trí của “đầu tàu” kinh tế châu Âu tại Lục địa Đen.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc họp báo tại Berlin. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Liên minh cầm quyền tại Đức đạt nhiều thỏa thuận quan trọng sau 30 giờ đàm phán

Sau các cuộc đàm phán gần như liên tục trong suốt 3 ngày qua, tối 28/3, ủy ban liên minh cầm quyền ở Đức giữa 3 đảng, gồm đảng Dân chủ xã hội (SPD), đảng Xanh và đảng Dân chủ tự do (FDP) thông báo đã đạt được đột phá khi thống nhất được một loạt vấn đề, gồm bảo vệ khí hậu, đẩy nhanh quy trình lập kế hoạch và cấp phép nhằm hiện đại hóa đất nước, bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ khí hậu trong giao thông và sử dụng hiệu quả năng lượng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Olaf Scholz thăm chính thức Việt Nam. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thủ tướng Olaf Scholz

Chiều 13/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Thủ tướng Olaf Scholz nhân dịp Thủ tướng Đức thăm chính thức Việt Nam. Tổng Bí thư cảm ơn sự hợp tác, hỗ trợ của Đức với Việt Nam trong nhiều năm qua, trong đó có việc hỗ trợ vaccine phòng, chống Covid-19.
Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Ðức Olaf Scholz. (Ảnh: Reuters)

Làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Đức

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Olaf Scholz bắt đầu thăm chính thức nước ta. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của lãnh đạo cấp cao Đức trong 10 năm qua, nhằm làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư song phương, đưa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước bước sang giai đoạn mới.
Lãnh đạo đảng Anh em Italia (FdI), bà Giorgia Meloni, trong cuộc vận động tranh cử tại Rome, ngày 26/9/2022. (Ảnh: Reuters)

Các nước châu Âu duy trì hợp tác với Italia

Theo TTXVN và tin nước ngoài, kết quả kiểm phiếu sơ bộ cuộc tổng tuyển cử ở Italia ngày 25/9 cho thấy, chiến thắng thuộc về liên minh trung hữu, bao gồm đảng Anh em Italia (FdI) của bà Giorgia Meloni, đảng Liên đoàn của ông Matteo Salvini và đảng Tiến lên Italia (FI) của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi.
 Thủ tướng Đức Olaf Scholz. (Ảnh: Reuters)

Thủ tướng Đức tới vùng Vịnh tìm kiếm nguồn cung năng lượng mới

Ngày 24/9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz bắt đầu chuyến công du 2 ngày tới các quốc gia vùng Vịnh nhằm tìm kiếm một số thỏa thuận hợp tác năng lượng mới trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt tới “lục địa già” liên quan đến cuộc xung đột với Ukraine.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz (giữa), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck (phải) và Bộ trưởng Tài chính Christian Lindner tại cuộc họp báo ở Meseberg, ngày 31/8/2022. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Thủ tướng Scholz tin tưởng Đức sẽ vượt qua mùa đông khắc nghiệt

Ngày 4/9, chính phủ liên hiệp cầm quyền tại Đức đã nhất trí với kế hoạch hỗ trợ tài chính trị giá 65 tỷ euro (65 tỷ USD), nhằm giảm áp lực cho các hộ gia đình trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng kéo dài và lạm phát tăng cao, sau khi Nga cắt giảm mạnh nguồn cung khí đốt cho châu Âu nói chung và Đức nói riêng.
Ông Olaf Scholz ngày trở thành Thủ tướng Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN).

Những thử thách đầu tiên của Thủ tướng Đức

"Mong muốn lớn nhất của tôi trong năm 2022 là chúng ta tiếp tục sát cánh cùng nhau". Thủ tướng Ðức Olaf Scholz (Ô.Sôn) đã tuyên bố như vậy trong thông điệp năm mới đầu tiên trên cương vị người đứng đầu chính phủ. Tầm quan trọng của hợp tác quốc tế cũng được ông Scholz nhấn mạnh, trong bối cảnh Ðức chính thức khởi động nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên G7.

Từ trái sang: Tổng thư ký đảng CDU Paul Ziemiak, Tổng thư ký đảng FDP Volker Wissing và Tổng thư ký đảng CSU Markus Blume tại buổi họp báo sau cuộc đàm phán thành lập một chính phủ liên minh cầm quyền ở Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Nhiệm vụ khó khăn của Thủ tướng Đức và Chính phủ mới

Liên minh “đèn giao thông” Đỏ - Vàng - Xanh đang xúc tiến các cuộc thương lượng về thành lập Chính phủ mới ở Đức. Thủ tướng và Chính phủ mới của quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này được cảnh báo sẽ đối mặt những nhiệm vụ hết sức khó khăn khi vừa “căng mình” chống dịch Covid-19, khôi phục đà tăng trưởng kinh tế đất nước, vừa phải nỗ lực thoát khỏi “cái bóng” quá lớn của người tiền nhiệm Angela Merkel - một trong những nữ Thủ tướng được yêu mến và quyền lực nhất thế giới.

Lãnh đạo Đảng Dân chủ Xã hội (SPD), ứng cử viên hàng đầu cho vị trí thủ tướng mới của Đức, ông Olaf Scholz và phu nhân khi kết quả thăm dò sau bầu cử Quốc hội Đức được công bố ngày 26/9/2021. (Ảnh: Reuters)

Đảng Dân chủ Xã hội giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức

Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), ngày 27/9, chính thức bắt đầu quá trình đàm phán thành lập chính phủ liên minh mới, sau khi giành chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức, đánh bại Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ Đốc giáo (CDU/CSU) của Thủ tướng Angela Merkel.

Ứng viên thủ tướng của đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz trong cuộc tranh luận về bầu cử qua truyền hình ở Berlin, ngày 29/8/2021. (Ảnh: Reuters)

Bầu cử Đức: Ứng cử viên thủ tướng của SPD tiếp tục giành ưu thế

Tối 12/9, 3 ứng cử viên thủ tướng hàng đầu của Đức gồm ông Armin Laschet của Liên minh Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU), ông Olaf Scholz của đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và bà Annalena Baerbock của đảng Xanh đã có cuộc tranh luận trực tiếp lần thứ hai kéo dài 90 phút trên kênh truyền hình ARD và ZDF.