Trong ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài tổ chức biểu diễn ca nhạc, múa lân và tặng thư pháp cho hành khách qua cảng.
Trong những nét văn hóa truyền thống đầu xuân, tục xin chữ đã trở thành một biểu tượng đẹp, thể hiện tinh thần hiếu học, tôn trọng tri thức và mong cầu điều tốt lành.
Tại thành phố Cần Thơ, hơn chục năm qua, “Phố ông đồ” và tục xin chữ-cho chữ được tái hiện đậm nét mỗi dịp Xuân về. Đó cũng là nét nhân văn giữa nhịp đời hối hả, rất quý báu còn gìn giữ được.
Tết Ất Tỵ năm nay, nhà thư pháp Lê Thiên Lý ở số 8, ngõ Hàng Gà, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng sáng tác thư pháp linh vật hình con rắn, hoàn thành xong bộ sưu tập thư pháp đặc sắc theo thể “vật điểu thư” mô tả đủ linh vật trong 12 con giáp biểu trưng cho từng năm.
Cùng với các hoạt động vui xuân đón Tết như Hội chợ, triển lãm hoa và cây cảnh, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, bắt đầu từ hôm nay (21/1) tại khu vực Bảo tàng tỉnh Thái Bình đến hẹn lại lên đã diễn ra nghi thức khai trương “Phố ông đồ” năm 2025.
Đến với Lễ hội đền Trần Thái Bình năm 2024, du khách gần xa thích thú chen chân thưởng thức chương trình khai bút và giao lưu thư pháp đặc sắc và cũng rất hiếm gặp của các Câu lạc bộ thư pháp.
Ngày xuân, người Việt Nam có tục lệ xin chữ. Chữ xin về treo nơi trang trọng trong nhà, lấy ý nghĩa của những chữ đó làm điều răn mình. Bên cạnh chữ Hán-Nôm, nhiều người "thỉnh" những bức thư pháp viết bằng chữ quốc ngữ (chữ Việt).
Một năm mới bình an, hạnh phúc và thành công lại về qua các bức thư pháp độc đáo, ấn tượng hình rồng của nhà thư pháp Lê Thiên Lý, viết theo thể “vật điều thư” và “nhân diện thư”.
Một không gian ngập tràn sắc xuân, nhắc nhớ lại nét văn hóa truyền thống bao đời nay trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc đã được tái hiện tại Bảo tàng tỉnh Thái Bình những ngày giáp Tết.
Tại ngày hội "Giao lưu văn hóa các nước ASEAN" năm 2023 với chủ đề "Xuân Việt yêu thương" vừa được tổ chức trong khuôn viên Ủy ban nhân dân Phường 4, quận Phú Nhuận, gần 40 sinh viên quốc tế đến từ Trường đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã hào hứng tham gia nhiều hoạt động thú vị để tìm hiểu về văn hóa, con người Việt Nam.
Địa điểm cung An Định, Huế được chọn để tổ chức không gian trưng bày áo dài và một số đặc sản của Huế, nhằm giới thiệu, nhận diện về Huế xưa. Không gian trưng bày đặt trong một bối cảnh cung điện có sự giao thoa giữa văn minh Đông-Tây, với mong muốn giúp du khách và cộng đồng hiểu rõ hơn những giá trị của di sản truyền thống.
Từ ngày 2 đến 4/6 (tức ngày 15 - 17 tháng Tư năm Quý Mão), lễ hội kỷ niệm 595 năm Ngày Vua Lê Thái Tổ đăng quang được tổ chức tại Khu Di tích tưởng niệm Vua Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm, nơi gắn với huyền thoại Vua Lê trả gươm báu cho thần Kim Quy.
Các tác phẩm có nội dụng được chắt lọc từ các tác phẩm văn học Việt Nam và di sản văn chương gắn liền với Văn Miếu-Quốc Tử Giám ca ngợi cảnh đẹp quê hương đất nước, tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài của dân tộc Việt Nam.
Chiều 26/8, tại di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám phối hợp với Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm “Đối thoại Thư pháp và Graffiti”.
Chiều 2/6, tại Thư viện Nguyễn Đình Chiểu (thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre), Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre tổ chức buổi xem, nghe báo cáo nội dung, hình thức quyển sách thư pháp khổ lớn về Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu.
Ngày 13/5, tại khu di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), Trung tâm Hoạt động Văn hóa, Khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức Tọa đàm “Thư pháp và Graffiti: Từ khác biệt đến đồng cảm”.
Đã năm thứ tám nhà thư pháp Lê Thiên Lý, Câu lạc bộ thư pháp Hải Phòng trút hết đam mê, cho ra mắt những bức thư pháp độc đáo hình con trâu - biểu tượng con giáp năm Tân Sửu được viết theo lối “vật điểu thư” do chính ông sáng tạo. Mùa xuân mới hạnh phúc, an lành đang đến rất gần qua những nét chữ tài hoa, lôi cuốn người thưởng ngoạn.