Tại xã Pù Nhi, huyện Mường Lát, mưa, dông, lốc làm sạt, nghiêng nhà ở, tốc mái nhà của 46 hộ dân. Lãnh đạo huyện Mường Lát xuống cơ sở cùng cấp ủy, chính quyền xã Pù Nhi, Đồn Biên phòng Pù Nhi nắm bắt tình hình, động viên, trợ giúp các gia đình bị thiệt hại nhẹ sớm khắc phục hậu quả thiên tai, ổn định cuộc sống, bố trí nơi ở cho các hộ bị thiệt hại nặng.
Thanh Hóa có 6.116 phương tiện, 19.901 lao động đã vào nơi tránh trú bão an toàn và tỉnh cấm biển từ 12 giờ ngày 6/9 cho đến khi không còn ảnh hưởng của bão.
Các phương tiện nghề cá ở Thanh Hóa neo đậu sâu trong hạ lưu Lạch Trường. |
Đến thời điểm này, nông dân các địa phương đã thu hoạch được 23.847ha, đạt 21,2% diện tích lúa; thu hoạch 52.369 tấn thủy sản nuôi, chiếm 70,3% tổng sản lượng các vùng nuôi.
Doanh nghiệp khai thác các công trình thủy lợi đã vận hành 7 trạm bơm tiêu, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Thanh Hóa hướng về cơ sở chỉ đạo ứng phó với bão số 3
Theo thống kê ban đầu, gió mạnh, giật đổ 31 cây xanh, 1 cột điện; có một người bị thương do cây đổ, đè, hư hỏng một xe máy; 74 nhà ở bị tốc mái, sụt móng, cây đổ đè vào nhà; hơn 34ha lúa, hoa màu bị đổ, hư hại. Cấp ủy, chính quyền, các lực lượng cùng nhân dân đã chủ động khắc phục hậu quả thiên tai.
Công an trợ giúp hộ dân di chuyển tài sản đến nơi an toàn. |
Theo bản tin 17 giờ của Đài Khí tượng thủy văn Thanh Hóa: Đêm 7 đến sáng 8/9 trên địa bàn Thanh Hóa tiếp tục có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa phổ biến ở khu vực phía nam, tây nam từ 50-100mm có nơi trên 150mm; riêng khu vực phía bắc, tây bắc, gồm các huyện Cẩm Thủy, Thạch Thành, Bá Thước, Quan Hóa,... lượng mưa có khả năng đạt 70-150mm, có nơi trên 200mm.
Cơ quan chuyên môn cảnh báo, mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất, đá từ sườn dốc.