Khu đất đấu giá xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai.

Người trúng đấu giá lô đất hơn 100 triệu đồng/m2 ở Thanh Oai bỏ cọc

Chiều 9/9, theo đại diện Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai (Hà Nội), đến nay đã hết thời hạn nộp tiền phiên đấu giá 68 thửa đất tại khu Ngõ Ba, thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, tổ chức ngày 10/8, nhưng mới chỉ có 13 lô đất nộp đủ tiền, đều là những lô có mức giá trúng thấp. Riêng lô đất được trả giá cao nhất, hơn 100 triệu đồng/m2, người trúng đấu giá chưa nộp tiền theo quy định, bỏ tiền đặt cọc.

Siết chặt việc đấu giá quyền sử dụng đất

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hiện tượng đấu giá quyền sử dụng đất với giá trúng cao gấp nhiều lần so với giá khởi điểm, khiến dư luận hoài nghi có sự bắt tay, liên kết của một số đối tượng "thổi giá" đất nhằm tạo mặt bằng giá mới từ đó khi bán sẽ hưởng chênh lệch các lô đất trong cùng khu vực, dẫn đến nhiễu loạn thị trường bất động sản, gây bất ổn xã hội.
Phiên đấu giá đất ngày 19/8 tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) đạt kỷ lục về thời gian đấu giá.

Giá trúng đấu giá đất ở Hoài Đức cao gấp 2-3 lần giá rao bán trong quý II/2024

Rạng sáng 20/8, sau 18 giờ đấu giá, phiên đấu giá đất tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) mới kết thúc. 19 thửa đất thuộc địa bàn xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, đã được đấu thành công. Lô trúng giá cao nhất là 133,3 triệu đồng/m2, gấp khoảng 30 lần giá khởi điểm. Dữ liệu lịch sử giá ghi nhận, trong quý II/2024, giá đất nền của xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, được rao bán phổ biến ở mức 43 triệu đồng/m2 .

Tránh tình trạng "ảo giá" đất đấu giá

Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai (Hà Nội) vừa quyết định dừng triển khai tổ chức phiên đấu giá quyền sử dụng đất đối với 57 thửa đất tại khu vực Ðầm, thôn Mục Xá, xã Cao Dương dự kiến mở vào ngày 17/8, để xác định lại mức giá khởi điểm. Ðơn vị tổ chức đấu giá sẽ trả lại tiền mua hồ sơ và đặt trước của khách hàng.

Tái định cư phục vụ dự án đường Vành đai 4

Dự án đường Vành đai 4-Vùng Thủ đô đi qua bảy quận, huyện của thành phố Hà Nội gồm Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín, chiều dài là 58,2 km. Tổng diện tích đất cần thu hồi để thực hiện dự án này là 793,8 ha. Để bảo đảm cho người dân sau thu hồi đất ổn định cuộc sống, thành phố Hà Nội đã quyết định đầu tư xây dựng 14 khu tái định cư. Các địa phương có dự án tái định cư đều đang nỗ lực, quyết liệt giải phóng mặt bằng và triển khai dự án. Tính đến tháng 8/2023, đã có bảy khu tái định cư được khởi công xây dựng.
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải tìm hiểu tình hình sản xuất lúa trên địa bàn. (Ảnh ĐỨC TUÂN)

Nhiều bài học quý trong bố trí lãnh đạo cấp huyện không là người địa phương

Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25/1/2002 của Bộ Chính trị đề ra chủ trương bố trí lãnh đạo không là người địa phương. Qua nhiều nhiệm kỳ tổ chức thực hiện chủ trương nêu trên đã thu được nhiều bài học kinh nghiệm quý. Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, đề ra mục tiêu, đến năm 2025 phải cơ bản bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh không là người địa phương và hoàn thành ở cấp huyện, đồng thời khuyến khích thực hiện đối với các chức danh khác. Khảo sát, tổng kết, tình hình bí thư cấp ủy cấp huyện không phải người địa phương, cho thấy đội ngũ này ở nhiều nơi đã và đang phát huy hiệu quả trong thực tiễn. Tuy nhiên, tại nhiều tỉnh, thành phố, công tác này đang còn nhiều bất cập, chưa đạt yêu cầu.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố ấn nút khởi công xây dựng 3 cụm công nghiệp tại huyện Thanh Oai.

Khởi công xây dựng 3 cụm công nghiệp mới tại huyện Thanh Oai

Sáng 3/8, đại diện lãnh đạo huyện Thanh Oai, Hà Nội cùng các chủ đầu tư tổ chức lễ khởi công, động thổ Cụm công nghiệp Thanh Thùy giai đoạn 2, Cụm công nghiệp làng nghề Phương Trung và Cụm công nghiệp Hồng Dương. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội dự sự kiện.