Những ngày tháng 3, chúng tôi trở lại vùng ven biển của thành phố Bạc Liêu và các huyện Hòa Bình, Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) nơi được mệnh danh là "thủ phủ tôm" của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Gần đây, giá tôm tăng lên khá cao, người sản xuất có lãi, đến đâu cũng dễ dàng cảm nhận không khí lao động khẩn trương, nhộn nhịp đầy hứng khởi.
Nhằm ứng phó hạn hán, thiếu nước ngọt, xâm nhập mặn, chính quyền và nông dân tỉnh Bạc Liêu đã chủ động, linh hoạt trong trồng lúa, rau màu, nuôi tôm nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra trước diễn biến bất lợi của thời tiết trong những tháng cao điểm khô hạn năm nay…
Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Bến Tre mới phát triển gần đây nhưng đã khẳng định được hiệu quả kinh tế. Thực tế cho thấy, đây là mô hình nuôi tôm nước lợ thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thải ra môi trường, hướng đến phát triển bền vững.
Thời gian qua, hệ thống khuyến nông tỉnh Sơn La luôn tiên phong trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học-kỹ thuật, qua đó đã và đang góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân.
Nghệ An là địa phương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước. Thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và chế biến gỗ đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân. Tuy vậy, ngành lâm nghiệp Nghệ An còn đối mặt nhiều khó khăn, thách thức để phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển bền vững ngành lâm nghiệp, gia tăng diện tích được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC)...
Dù gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, song với cách làm quyết liệt, chủ động của Ủy ban nhân dân huyện Tuần Giáo (tỉnh Ðiện Biên), việc triển khai trồng mới cây mắc-ca tại địa phương này đã đạt kế hoạch; các dự án trồng mắc-ca nhận được sự đồng thuận, tin tưởng của nhân dân các dân tộc.
Bạc Liêu có diện tích nuôi tôm hơn 130.000 ha, trong đó, có gần 8.000 ha nuôi theo mô hình thâm canh, siêu thâm canh; là địa phương có sản lượng tôm nước lợ đứng thứ hai cả nước. Tỉnh đang tập trung phát triển mô hình nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội...
Việt Nam hiện nằm trong tốp ba quốc gia xuất khẩu tôm hàng đầu thế giới. Tôm Việt Nam có nhiều lợi thế về sản phẩm đặc thù, giá trị gia tăng…, song lại chưa tạo được lợi thế cạnh tranh về giá so với một số nước khu vực châu Á.
Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tổng diện tích cà-phê của nước ta tính đến năm 2022 đạt hơn 710.000 ha, trong đó diện tích cà-phê kinh doanh đạt hơn 653.000 ha.
Nhằm phát triển kinh tế-xã hội và tạo công ăn việc làm cho người dân tại các địa phương ven biển, tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu sở, ngành chức năng và địa phương liên quan rà soát quỹ đất có tiềm năng để đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản với quy mô lớn, tập trung; chủ động kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực này.