Các đại biểu Quốc hội ghi nhận quyết tâm của Đảng, Nhà nước và Quốc hội trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững, song vẫn còn nhiều việc phải làm để tạo cơ sở vững chắc cho các mục tiêu dài hạn.
Ngày 18/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Liên minh diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức Chương trình đối thoại chính sách năm 2024 với chủ đề “Tạo động lực cho tăng trưởng bền vững, tối ưu hóa kinh tế, công nghệ và năng lượng”.
Chỉ sau hơn một năm triển khai với năm vòng thương lượng, Liên minh châu Âu (EU) vừa tuyên bố hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại kỹ thuật số (DTA) với Singapore.
Trên thực tế, việc áp dụng các tiêu chí môi trường, xã hội và quản trị (gọi tắt là ESG), đang trở thành thước đo để đánh giá khả năng triển khai mô hình kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Cơ hội mở rộng thị trường, tăng cường hợp tác của các doanh nghiệp thành công trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG đang dần tỏ ra vượt trội so với những chủ thể khác.
Ngày 10/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, với chủ đề “Chuyển đổi số xanh - Tăng trưởng bền vững”, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức khai mạc Hội nghị và Triển lãm Biztech Việt Nam 2024.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0, Thành phố Hồ Chí Minh định hướng chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng dựa vào khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo. Với định hướng này, thành phố kỳ vọng sẽ tạo ra động lực mới cho mục tiêu tăng trưởng bền vững, hội nhập sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Có thể nói, Khánh Hòa đang có thế và lực tốt nhất từ trước đến nay. Tỉnh đang triển khai nhiều nhóm giải pháp quyết liệt nhằm giữ đà tăng trưởng bền vững, phấn đấu hoàn thành 26 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh khóa XVIII đề ra, hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030.
Nhóm họp tại thành phố Seattle, bang Washington của Mỹ, đại diện các nền kinh tế thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tham dự các hội nghị cấp bộ trưởng và quan chức cấp cao trong nhiều lĩnh vực. Các hội nghị nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi và tăng cường kết nối giữa các nền kinh tế thành viên, hướng đến một tương lai bền vững cho tất cả người dân trong khu vực.
Dệt may được xác định là ngành phát thải thuộc tốp 5 thế giới do số lượng quần áo, đặc biệt là thời trang nhanh (fast fashion) dùng trong thời gian ngắn và bỏ đi tạo ra lượng rác thải rất lớn, gây nguy hại môi trường.
Trong bối cảnh có nhiều dự báo khác nhau giữa các tổ chức nghiên cứu trong và ngoài nước về triển vọng kinh tế Việt Nam, Báo cáo của OECD và ADB đưa ra những nhận định khá tích cực và khuyến nghị Chính phủ cần thực hiện những giải pháp ưu tiên để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững và bao trùm.
Thế giới đang chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp và khó lường trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, an ninh, thiên tai, dịch bệnh… gây ảnh hưởng không nhỏ đến tốc độ phục hồi và phát triển, trong đó có Việt Nam, nhất là về đầu tư, thương mại, tài chính, tiền tệ. Trước bối cảnh đó, việc Thủ tướng Chính phủ quyết định tổ chức Hội nghị gặp mặt các nhà đầu tư nước ngoài sáng 22/4 cho thấy sự quan tâm, đồng hành, chia sẻ khó khăn của Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Với quyết tâm chính trị cao, cùng sự điều hành linh hoạt trong phát triển kinh tế-xã hội, tăng trưởng GRDP của thành phố Hải Phòng liên tục trong bảy năm qua luôn ở mức hai con số và gấp 1,5 lần bình quân chung của cả nước. Tăng trưởng xanh đang là mục tiêu mà thành phố tập trung thực hiện nhằm giữ vững và tạo đà tăng trưởng bền vững trong hiện tại và tương lai.
Một trong những trụ cột để Việt Nam hiện thực hóa khát vọng thịnh vượng là duy trì tăng trưởng cao dựa trên thúc đẩy năng suất lao động, nuôi dưỡng nền kinh tế đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế gắn với độc lập, tự chủ.
Chiều 25/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao, Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế “Tăng cường hợp tác với các Quỹ Đầu tư nhằm huy động tài chính xanh phục vụ tăng trưởng bền vững và cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước”.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vốn đã làm đình trệ hoạt động kinh tế trên quy mô toàn cầu vừa mới có dấu hiệu kết thúc, những biến động lớn ở một số khu vực lại đang làm cho thế giới có nguy cơ lâm vào những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về an ninh năng lượng, an ninh lương thực, lạm phát và suy thoái kinh tế. Các nước ASEAN cần có những chiến lược và chính sách mới thích hợp, nhằm đẩy mạnh hơn nữa phục hồi và tăng trưởng thời kỳ hậu đại dịch.
Ngày 22/11, Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), và Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố một sáng kiến mới, nhằm thúc đẩy tăng trưởng bền vững và bao trùm được dẫn dắt bởi khối kinh tế tư nhân tại Việt Nam.
Nằm trong tổng thể mục tiêu thúc đẩy ưu tiên nghị sự của Năm APEC 2022, Chính phủ Thái Lan gần đây tăng cường tổ chức các hoạt động giới thiệu, quảng bá mô hình kinh tế “Xanh-Tuần hoàn-Sinh học (BCG)” sẽ thúc đẩy nền kinh tế APEC tăng trưởng bền vững và bao trùm.