COP29 đến gần, các nước vẫn chia rẽ trong vấn đề tài chính khí hậu. (Ảnh: COP29)

Kỳ vọng bước ngoặt về tài chính khí hậu

Azerbaijan, nước chủ nhà Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), vừa công bố các mục tiêu cần đạt được tại COP29 và phác thảo hơn một chục sáng kiến nhằm nâng cao tham vọng về khí hậu. Giữa lúc thiên nhiên dồn dập gióng hồi chuông báo động về khủng hoảng khí hậu, COP29 được kỳ vọng sẽ chứng kiến những bước tiến thực chất, rõ ràng trong các vấn đề gai góc nhất.
Các quốc gia cần nỗ lực hơn để giảm lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường. (Ảnh: REUTERS)

Cuộc đàm phán cam go về tài chính khí hậu

Vấn đề tài chính khí hậu vẫn là trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán về chống biến đổi khí hậu. Chỉ còn hơn 2 tháng trước khi Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) diễn ra tại Azerbaijan, các bên đang nỗ lực đạt đồng thuận, nhằm tăng tính khả thi cho các dự án khí hậu ở các nước đang phát triển.
Một người đi ngang qua tấm biển "#COP28" trong The Changemaker Majlis - hội thảo lãnh đạo cấp giám đốc điều hành - tập trung vào hành động vì khí hậu, tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arba thống nhất, ngày 1/10/ 2023. (Ảnh: Reuters)

Yêu cầu cấp bách về tài chính khí hậu

Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) Sultan Al Jaber mới đây nhấn mạnh, thế giới cần chi hàng nghìn tỷ USD nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh và giải quyết sự nóng lên toàn cầu. Trong bối cảnh kinh tế thế giới bấp bênh, việc chia sẻ tài chính ngày càng trở nên khó khăn với mọi quốc gia nhưng đây vẫn là trách nhiệm không thể thoái thác để bảo vệ hành tinh xanh.
Một người đi ngang qua tấm biển "#COP28" trong The Changemaker Majlis - hội thảo lãnh đạo cấp giám đốc điều hành - tập trung vào hành động vì khí hậu, tại Abu Dhabi, Các Tiểu vương quốc Arba thống nhất, ngày 1/10/ 2023. (Ảnh: Reuters)

Chung tay đóng góp tài chính khí hậu

Chủ tịch Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) mới đây kêu gọi khu vực tư nhân tham gia công cuộc chống biến đổi khí hậu với quy mô lớn hơn. Để lấp đầy "khoảng trống tài chính khí hậu", rất cần sự đồng hành, góp sức của khu vực tư nhân, nhất là khi nguồn tài chính công đang giảm sút.
COP27 diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập từ ngày 6-18/11. (Ảnh: Reuters)

Các nước đang phát triển cần nguồn tài chính khí hậu lớn

Bộ trưởng Môi trường Ai Cập Yasmine Fouad cho biết, các nước đang phát triển cần nguồn tài chính khí hậu từ 140-300 tỷ USD mỗi năm vào năm 2030 và con số này có thể lên tới 280-500 tỷ USD/năm vào năm 2050. Bà Fouad đánh giá khoản hỗ trợ tài chính 100 tỷ USD mỗi năm cho thích ứng mà các quốc gia phát triển cam kết cung cấp cho các nước đang phát triển sẽ không đủ để giải quyết vấn đề.
COP27 diễn ra tại thành phố thành phố Sharm El-Sheikh, Ai Cập. (Ảnh: The Guardian)

Kỳ vọng về tài chính khí hậu tại COP27

Các đại biểu tham dự Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập đã nhất trí đưa vấn đề tài chính khắc phục thiệt hại do biến đổi khí hậu vào chương trình nghị sự. Việc hội nghị lớn nhất về khí hậu lần đầu thảo luận vấn đề về bù đắp tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu được kỳ vọng mở đường cho các thỏa thuận hỗ trợ tài chính hiệu quả, giúp việc tiếp cận các nguồn lực ứng phó biến đổi khí hậu một cách công bằng và minh bạch hơn.