Đền Quán Cháo, thành phố Tam Điệp có từ khoảng cuối thế kỷ 18. Năm 2009, đền này được xếp hạng Di tích lịch sử-văn hóa cấp tỉnh. (Ảnh: XUÂN CƯƠNG)

Tăng cường công tác quản lý nhà nước tại các di tích lịch sử-văn hóa

Thời gian qua, công tác quản lý nhà nước đối với các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói chung và thành phố Tam Điệp nói riêng cơ bản được thực hiện khá toàn diện, bảo đảm các quy định của pháp luật, thu hút được nhiều du khách thập phương về tham quan, chiêm bái. Tuy nhiên, tại một số khu di tích công tác quản lý vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn kinh phí thu được từ tiền công đức, dầu nhang… chưa được sử dụng hiệu quả, đúng mục đích, thiếu minh bạch… gây bức xúc trong dư luận.
Ảnh minh họa: VƯƠNG ANH.

Minh bạch nguồn tiền công đức, tài trợ

Minh bạch nguồn tiền công đức, tài trợ thu được tại các di tích lịch sử, văn hóa giúp cho việc tu bổ, tôn tạo di tích cũng như tổ chức lễ hội được hiệu quả hơn, tăng sức hấp dẫn với du khách và tính thuyết phục với người dân. Nguồn tiền này cũng góp phần tích cực đóng góp vào các hoạt động cộng đồng, giúp đỡ ủng hộ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, cải tạo các công trình phúc lợi cộng đồng.
Ảnh: giacngo.vn

Hành lang pháp lý cho quản lý tiền công đức, tài trợ

Mới đây, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BTC hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội. Đây được coi là văn bản pháp lý quan trọng góp phần quản lý minh bạch tiền công đức, tài trợ nhưng không gây cản trở các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng.