Đồng bào Giẻ Triêng ở huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum có một lễ hội truyền thống rất độc đáo là lễ hội Cha Kchiah (hay còn gọi là lễ hội ăn than). Tiếng dân tộc Giẻ Triêng, từ Cha là ăn, còn Kchiah là than, vừa là tên gọi của một loài cây mà người Giẻ Triêng dùng để đốt lấy than, phục vụ cho lò rèn truyền thống.
Quá trình cư trú lâu đời giữa miền thượng du dưới chân dãy Trường Sơn, đại ngàn với tất cả những gì thuộc về nó đã quy định việc hình thành nên các giá trị văn hóa của các tộc người. Các dân tộc anh em trên miền rừng núi rừng phía tây Tổ quốc đã liên tục trả lời cho các câu hỏi một cách có trách nhiệm về sự lựa chọn không gian sống của mình bằng những đặc điểm, tập quán pháp riêng biệt. Không gian rừng đã chi phối toàn bộ cuộc sống, cách sống, lối sống, kiểu sống và mọi hành vi ứng xử của cư dân rừng.
Trong các lễ hội lớn, đồng bào dân tộc Cơ Ho thường dựng cây nêu. Ðây là "linh vật" kết nối giữa trời đất, thần linh (Yàng) với con người. Lễ dựng cây nêu là nghi thức quan trọng trong tín ngưỡng đa thần của người Cơ Ho nói riêng và nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên.
Cùng với nhiều nghi lễ, nghi thức của một vòng đời người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi, với quan niệm tín ngưỡng đa thần, người dân tộc Mơ Nông ở huyện Lắk, tỉnh Ðắk Lắk đặc biệt coi trọng nghi lễ mừng thọ. Ðây là nghi lễ thể hiện được sự biết ơn đến đấng sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu nên người.
Lễ cúng "Nước giọt" được cộng đồng người Ba Na nhánh Rơ Ngao tổ chức vào dịp cuối năm hoặc sau khi mùa thu hoạch hoàn tất, nhằm tạ ơn những điều tốt đẹp mà Yàng Ia (Thần Nước) đã mang đến cho dân làng và cầu mong một mùa màng tốt tươi.
Người Ba Na là một trong sáu dân tộc bản địa của tỉnh Kon Tum, có hai nhánh chính là Ba Na Rơ Ngao (Ba Na ở thấp) và Ba Na Ji Lâng (Ba Na ở cao). Theo truyền thống, đồng bào ở đây không đào giếng lấy nước, cũng không tùy tiện lấy nước ở sông suối để sinh hoạt.
Việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch hiện nay ở các tỉnh Tây Nguyên là một hướng đi đúng, bền vững. Tuy nhiên, ít nơi làm tốt mà nhiều nơi lạm dụng, khai thác lệch lạc.