Để kịp thời ngăn chặn dịch sởi lây lan và giảm số trường hợp tử vong do bệnh sởi, ngành y tế các địa phương đang nỗ lực triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng dịch sởi cho các nhóm trẻ trong độ tuổi. Đến hết ngày 31/3, các địa phương phải hoàn thành chiến dịch với tỷ lệ hơn 95% số trẻ trong độ tuổi được tiêm chủng vaccine phòng bệnh sởi.
Trước tình hình số ca mắc sởi tăng nhanh, nhiều trường hợp diễn biến nặng, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trên cả nước xây dựng kịch bản ứng phó, bảo đảm công tác điều trị và ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Y tế kiểm tra công tác thu dung điều trị bệnh sởi tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sau thời gian triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, đã có 22 phường, xã thuộc quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi.
Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Thứ trưởng Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại một số cơ sở y tế tuyến cuối tại Hà Nội.
Ngày 26/3, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Thông báo số 159/TB-VP về kết luận của đồng chí Vũ Thu Hà, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh ở người tại cuộc họp giao ban công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Ngày 27/3, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ra thông báo 22 phường, xã thuộc quận 1, 4 và huyện Củ Chi đã đủ điều kiện để công bố hết dịch sởi. Sở đã trình báo cáo và đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành quyết định chính thức về việc này.
Nhiều người lớn còn chủ quan, cho rằng sởi chỉ xuất hiện ở trẻ em nên không chú ý tiêm vaccine và khám bệnh, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, người lớn khi mắc sởi cũng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, 19% ca mắc sởi từ 6 đến 9 tháng tuổi và 14% ca mắc sởi dưới 6 tháng. Hầu hết những ca mắc sởi nằm viện đều chưa tiêm vaccine. Đáng chú ý, nhiều bà mẹ không hề biết tới việc cần phải cho con tiêm mũi sởi 0 ngay từ khi 6 tháng tuổi để trẻ có miễn dịch sớm.
Tình hình dịch sởi đang diễn biến phức tạp trên địa bàn Hà Nội với số ca mắc tăng mạnh. Trong tuần qua, thành phố ghi nhận 182 trường hợp mắc sởi (tăng 51 ca so với tuần trước đó), trong đó có một ca tử vong là một bé gái 4 tuổi tại quận Nam Từ Liêm, có tiền sử không tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi. Cộng dồn từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố ghi nhận 1.058 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận, huyện, thị xã.
Giáo sư, Tiến sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nhận định, dịch sởi có nhiều nguy cơ bùng phát tại Việt Nam vì các yếu tố dịch bệnh sởi lan rộng ở nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ tiêm chủng chưa cao trong khi sởi có tốc độ lây lan nhanh.
Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi trên cả nước đang có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng. Tính đến ngày 20/3/2025, đã ghi nhận trên 42 nghìn trường hợp nghi mắc sởi.
Thời gian gần đây, Viện Y học Nhiệt đới Bạch Mai, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận nhiều ca bệnh sởi. Với đặc điểm bệnh lây lan nhanh hơn cả Covid-19, chuyên gia khuyến cáo cần đặc biệt lưu ý kiểm soát dịch tại cộng đồng và tăng cường công tác tiêm chủng chủ động để giảm số ca mắc mới và hạn chế nguy cơ biến chứng.
Ngày 21/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nghệ An cho biết, đầu năm 2025 đến ngày 18/3, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận 1.210 trường hợp sốt phát ban nghi sởi.
Thực hiện Công điện số 23/CĐ-TTg ngày 15/3 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy nhanh tiêm chủng vắc-xin phòng chống bệnh sởi, Bộ Y tế cho biết hoàn toàn bảo đảm bố trí đủ số lượng vắc-xin trên cơ sở đề xuất theo nhu cầu của từng địa phương.
Ngày 18/3, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra tuyên bố chung đánh giá cao những biện pháp nhanh chóng và quyết liệt mà Bộ Y tế Việt Nam đã triển khai để ứng phó với đợt bùng phát bệnh sởi hiện nay.
Ngày 12/3, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1406/QĐ-UBND về việc mở rộng Cụm công nghiệp Quất Động 2, huyện Thường Tín; có diện tích sau khi mở rộng là 47,51 ha, đặt tại xã Quất Động, dự kiến tổng mức vốn đầu tư hơn 83 tỷ đồng.
Chiều 14/3, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam Mai Văn Mười cho biết, trước tình hình dịch bệnh sốt phát ban nghi sởi diễn biến rất phức tạp trên địa bàn huyện Nam Trà My, Sở Y tế đã cử Đoàn công tác tiếp cận địa bàn, hướng dẫn, hỗ trợ điều trị; xác minh, điều tra các ca bệnh, tăng cường công tác tuyên truyền và khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố ( CDC) Hà Nội cho biết, số ca mắc sởi trong tuần qua gia tăng rất nhanh, toàn thành phố ghi nhận 120 trường hợp mắc sởi mới.
Khi trẻ mắc cúm, sởi, các bố mẹ thường quan tâm tới các biểu hiện ở đường hô hấp như ho, sổ mũi, nghẹt mũi… nhưng chủ quan không chú ý các biểu hiện bệnh ở mắt.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Trong những ngày qua, hàng chục trẻ ở xã Trà Leng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) nhập viện điều trị với triệu chứng sốt phát ban. Trước tình hình dịch bệnh sốt phát ban nghi sởi diễn biến phức tạp tại Nam Trà My, tỉnh đã khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh này.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, nguy cơ bùng phát dịch sởi tại Việt Nam là rất cao. Chính vì vậy, tại các tỉnh, thành phố có nguy cơ cao, rất cao, những nơi hiện có chùm ca bệnh sởi cần triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin để phòng bệnh.
Trước tình hình dịch bệnh sốt phát ban nghi sởi diễn biến phức tạp trên địa bàn huyện Nam Trà My, chiều 5/2, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam Mai Văn Mười đã phát đi văn bản đề nghị Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam, Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sởi.
Cuối năm 2024, tình hình bệnh sởi ở trẻ em trên địa bàn một số tỉnh, thành phố vẫn đang có diễn biến phức tạp. Đáng lo ngại là phần lớn số ca mắc bệnh sởi đều chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ số mũi vaccine theo khuyến cáo.
Thành phố Hồ Chí Minh đang đối mặt với dịch sởi bùng phát trở lại, gây ra mối lo ngại lớn cho cộng đồng và ngành y tế. Với số ca mắc bệnh tăng nhanh, cơ quan chức năng đã và đang triển khai hàng loạt biện pháp nhằm kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của bệnh dịch.
Những ngày gần đây, Bệnh viện Thanh Nhàn tiếp nhận hàng chục bệnh nhi mắc sởi nhập viện. Trong số này, có những trẻ mắc sởi chưa đến tuổi tiêm vaccine; một số trẻ tiêm không đầy đủ và có trẻ bị bỏ sót mũi tiêm.