Công trình thủy lợi Dầu Tiếng-Phước Hòa là hệ thống công trình thủy nông lớn nhất Việt Nam. Ngoài nhiệm vụ cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp 104.828 ha, công trình góp phần giải hạn mùa nắng nóng cho Ðông Nam Bộ; phòng và giảm lũ cho vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ. Do đó, công tác bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước và vùng hạ du là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác quản lý, khai thác, vận hành.
Ứng phó với cơn bão số 3, Bộ Công an đã huy động 100% cán bộ, chiến sĩ, nhất là lực lượng Công an xã và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở ngày đêm không quản ngại khó khăn, gian khổ, tích cực triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự; phối hợp sơ tán, di dời người dân cùng phương tiện, tài sản; tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích, cấp cứu người bị nạn, giúp an táng người thiệt mạng, cùng nhân dân dọn dẹp môi trường, ổn định sinh hoạt…
Ngày 16/7, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự-Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Sóc Trăng Phạm Tấn Đạo cho biết, nhằm chủ động ứng phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới, mưa lớn trên địa bàn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu vừa ban hành Công văn số 2145/UBND-KT về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lớn.
Ngày 14/8, tại thành phố Hòa Bình (Hòa Bình), Ban Tổ chức diễn tập Phòng thủ dân sự tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn tập với chủ đề "Phòng thủ dân sự ứng phó thảm họa thiên tai, động đất ảnh hưởng đến đập hồ thủy điện Hòa Bình năm 2023".
Trong những năm qua, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh đã và đang tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để chủ động ứng phó với các loại hình thảm họa thiên tai đã xảy ra, tỉnh Hòa Bình chủ động xây dựng phương án diễn tập sát với thực tế, luyện tập và thực hành diễn tập ứng phó với đa loại hình thảm họa, thiên tai; đầu tư thích đáng về nhân lực, vật lực và ngân sách cho công tác xây dựng phòng thủ dân sự, chuẩn bị cơ sở, vật chất phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
Luật Phòng thủ dân sự quy định nguyên tắc phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, với phương châm phòng là chính, kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Trên cơ sở 68,36% đại biểu Quốc hội đồng ý với phương án thành lập Quỹ phòng thủ dân sự, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho chọn phương án thành lập Quỹ như dự thảo Luật Chính phủ trình để Quốc hội xem xét, biểu quyết thông qua.
Góp ý vào dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị cần quy định rõ các biện pháp ưu tiên cho đối tượng dễ bị tổn thương trong hoạt động phòng thủ dân sự, cũng như nghiên cứu mở rộng thêm nhóm đối tượng này để có hỗ trợ kịp thời.
Thứ tư, ngày 24/5, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 3 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Phiên họp được truyền hình trực tiếp trên sóng của Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Chiều 10/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo, đánh giá kết quả công tác năm 2022 và thảo luận nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Tham dự phiên họp có các đồng chí: Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, thành viên Ban Chỉ đạo.
Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự, các đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị cần làm rõ thêm các khái niệm, quy định về phòng thủ dân sự để tạo điều kiện thuận lợi và hành lang pháp lý cụ thể, thống nhất cho hoạt động này.
Góp ý kiến vào dự thảo Luật Phòng thủ dân sự, đại biểu Quốc hội đề nghị Ban soạn thảo cần căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm nghiêm trọng, mức độ thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, môi trường do các thảm họa, sự cố gây ra để xác định cấp độ phòng thủ dân sự với các biện pháp ứng phó, khắc phục tương ứng với từng cấp độ.
Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Phòng thủ dân sự nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý cho việc chủ động phòng, chống, ứng phó thảm họa, sự cố, thiên tai…, các đại biểu Quốc hội cũng cho rằng cần thiết phải bảo đảm tính thống nhất trong thực hiện dự án luật này, không gây chồng chéo với các luật chuyên ngành khác đã ban hành.
Nhằm tạo khung pháp lý chung nhất cho việc phòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, nên việc xây dựng Luật Phòng thủ dân sự là rất cần thiết, đồng thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như bảo vệ cao nhất tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân.
Ngày 26/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn đã đi kiểm tra và chỉ đạo công tác ứng phó với cơn bão số 4 tại thị xã Hoài Nhơn; các huyện: An Lão, Hoài Ân và Phù Mỹ.