Các đại biểu dự hội nghị tập huấn.

Hà Nam tập huấn Luật Tài nguyên nước và các Văn bản hướng dẫn thi hành Luật

Ngày 6/8, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị tập huấn Luật Tài nguyên nước năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Tài nguyên nước cho đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên các sở, ban, ngành; lãnh đạo ủy ban nhân dân và cán bộ, chuyên viên Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo ủy ban nhân dân và công chức địa chính cấp xã, các tổ chức có hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh. 
Buổi tuyên truyền phổ biến Luật Tài nguyên nước do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức tại Hải Phòng.

Thực thi đồng bộ Luật Tài nguyên nước 2023

Ngày 27/11/2023, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Luật Tài nguyên nước số 28/2023/QH15 (Luật Tài nguyên nước 2023) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước của Việt Nam.
Suối A Lào, thôn Tà Lao, xã Tà Long, huyện Đakrông (Quảng Trị) là điểm du lịch sinh thái lý tưởng.

Giải pháp bảo đảm an ninh nguồn nước

Hiện nay, trong bối cảnh tác động ngày càng tiêu cực và khó dự báo của biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước là vấn đề được các bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân đặc biệt quan tâm. Yêu cầu đặt ra là cần xây dựng định hướng, mục tiêu và các giải pháp cụ thể nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước cho người dân.
Quốc hội thông qua Luật Căn cước. (Ảnh: TTXVN)

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 7 luật vừa được Quốc hội thông qua

Sáng 25/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, bao gồm: Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Viễn thông; Luật Tài nguyên nước; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh phát biểu ý kiến tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 14/11. (Ảnh: DUY LINH)

Cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi trong tích trữ nước

Tham gia ý kiến về dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng cần có chính sách ưu tiên, ưu đãi trong tích trữ nước để có đủ nước phục vụ hoạt động kinh doanh, sản xuất và sinh hoạt của người dân, khi mà nguồn nước đang ngày càng khan hiếm, nhu cầu sử dụng thì ngày càng tăng.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy góp ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Không mở rộng phạm vi điều chỉnh luật với nước khoáng, nước nóng thiên nhiên

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thủy cho rằng, nếu đưa nước khoáng và nước nóng thiên nhiên - vốn được coi là khoáng sản vào phạm vi điều chỉnh của Luật Tài nguyên nước, áp dụng cơ chế quản lý của Luật Tài nguyên nước thì sẽ không phù hợp về bản chất, đồng thời gây nguy cơ thất thoát nguồn tài nguyên có giá trị kinh tế cao này.
Vận hành hệ thống cấp nước tại Nhà máy nước mặt sông Đuống (Hà Nội). (Ảnh MINH HÀ)

Thúc đẩy các giải pháp quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước

Việt Nam là một trong số năm quốc gia có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, trong đó tài nguyên nước đang đứng trước thách thức rất lớn do những diễn biến bất thường về lượng mưa, nước biển dâng và nhất là những tác nhân từ việc khai thác bừa bãi, sử dụng quá mức dẫn tới nguồn nước đang "quá ít" và "quá bẩn".
Đại biểu Tạ Đình Thi (đoàn Hà Nội) phát biểu trong phiên thảo luận tổ chiều 5/6. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức lưu vực sông là vấn đề cấp bách

Cho ý kiến về các công cụ quản lý tài nguyên nước, đại biểu Tạ Đình Thi, thành viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhấn mạnh, việc kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường hiệu quả hoạt động của tổ chức lưu vực sông là vấn đề cấp bách hiện nay.
Toàn cảnh Hội thảo Nâng cao hiệu quả thực hiện Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045.

Nâng cao hiệu quả thực hiện Kết luận số 36-KL/TW về bảo đảm an ninh nguồn nước

Bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước luôn được Đảng, Chính phủ quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt được nhiều kết quả tích cực, đáp ứng yêu cầu cho phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đời sống, sinh hoạt của người dân qua các thời kỳ.