Tinh thần Ngày Pháp luật Việt Nam được Đảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an triển khai thành chương trình hành động cụ thể, thể hiện qua công tác tham mưu xây dựng pháp luật, hoàn thiện pháp chế trên lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự đạt được kết quả đột phá, tạo sản phẩm cụ thể, xuất sắc, quan trọng.
Chiều 7/10, tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Tại họp báo, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành đã trả lời các câu hỏi liên quan các vấn đề đang được dư luận xã hội quan tâm.
Chiều 6/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tuyên truyền về Luật Đất đai số 31/2024/QH15 và Luật Căn cước số 26/2023/QH15 cho cán bộ, công chức, người lao động Ủy ban về Người Việt Nam ở nước ngoài thành phố, đại biểu người Việt Nam ở nước ngoài, thân nhân người Việt Nam ở nước ngoài. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và trực tuyến với các điểm cầu tại châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Úc.
Luật Căn cước giúp hoàn thiện pháp luật, đáp ứng thực tiễn về quản lý dân cư, cải cách hành chính, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số và phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Ngày 28/6, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an cho biết đã sẵn sàng các điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ, bảo đảm thu nhận hồ sơ, cấp thẻ Căn cước cho công dân từ 0 đến dưới 6 tuổi; từ 6 đến dưới 14 tuổi; từ 14 tuổi trở lên và cấp Giấy chứng nhận Căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch từ ngày 1/7/2024.
Sáng 18/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Luật Căn cước, Luật Nhà ở (sửa đổi) mới được Quốc hội khóa XV thông qua.
Sáng 16/5, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên Trung ương tháng 5/2024 bằng hình thức trực tiếp từ điểm cầu Hà Nội, kết nối trực tuyến đến nhiều điểm cầu các Ban Tuyên giáo tỉnh, thành ủy và cấp cơ sở trên cả nước.
Mục tiêu của buổi tuyên truyền để học sinh hiểu rõ hơn về Luật Căn cước, bảo đảm quyền lợi theo đúng quy định của pháp luật. Công an quận Cầu Giấy phối hợp Ban Giám hiệu Trường THCS Nghĩa Tân xây dựng những tiểu phẩm nhỏ, trò chơi có phần thưởng, tạo sự hấp dẫn để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả.
Ngày 8/5, tại sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng 2024, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) Bộ Công an phối hợp Công ty Cổ phần Dịch vụ EPAY tổ chức triển lãm xác thực định danh sinh trắc học kết hợp tuyên truyền sinh trắc học mống mắt trong quá trình thu nhận căn cước, giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa và lợi ích của việc thu nhận sinh trắc học mống mắt.
Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực từ 1/7/2024. Luật có nhiều quy định cụ thể, góp phần hoàn thiện pháp luật, đáp ứng được nhiều mặt của thực tiễn về cải cách hành chính, quản lý dân cư, bảo đảm quyền công dân, hướng tới xây dựng Chính phủ số, xã hội số và nền kinh tế số.
Lần đầu tiên được tổ chức, Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5 do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Ninh và Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh phối hợp tổ chức đã thu hút hơn 4.000 đại biểu tham dự.
Kể từ ngày 1/7/2024, thẻ căn cước công dân đổi tên thành thẻ căn cước; mở rộng thêm đối tượng được cấp thẻ căn cước và thu thập thông tin sinh trắc học học mống mắt với công dân từ đủ 6 tuổi trở lên.
Luật Căn cước được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 27/11/2023, có hiệu lực từ 1/7/2024 với 10 điểm mới cần lưu ý.
Luật Căn cước được Quốc hội thông qua, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 trong đó có nội dung quy định bổ sung thêm thông tin sinh trắc học ADN, giọng nói và mống mắt. Việc bổ sung quy định này không chỉ phục vụ lợi ích của công dân mà còn phục vụ sự phát triển của quốc gia. Từ những kinh nghiệm triển khai của các quốc gia trên thế giới, đặt ra yêu cầu Việt Nam cần phải triển khai thực hiện như thế nào để thuận tiện nhất, đạt được hiệu quả nhất, đồng thời tiết kiệm nhất, chống lãng phí, phục vụ phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Hiện nay, nhiều quốc gia đã xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về ADN, mống mắt, giọng nói phục vụ quản lý dân cư, đấu tranh phòng chống tội phạm, thiên tai thảm họa, tìm kiếm tung tích nạn nhân.
Chiều 10/1, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số Quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), phương hướng nhiệm vụ năm 2024.
Sáng 25/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, bao gồm: Luật Căn cước; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Viễn thông; Luật Tài nguyên nước; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản.
Thứ Hai, ngày 27/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 21 của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Trong tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 6 (từ ngày 27 đến 29/11), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua 5 dự án luật và 5 dự thảo nghị quyết, đồng thời, cho ý kiến về một số nội dung quan trọng khác.
Bộ Công an cho biết, trong bối cảnh việc thực hiện giao dịch điện tử, thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử sẽ ngày càng phổ biến ở nước ta, căn cước điện tử chính là chìa khóa để thực hiện Chính phủ số, xã hội số.
Dự thảo Luật Căn cước đã chỉnh lý, bổ sung quy định nguyên tắc việc thu thập và bổ sung thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói vào dữ liệu căn cước chỉ được thực hiện trên cơ sở người dân tự nguyện cung cấp hoặc lưu trữ thông tin có sẵn trong quá trình giải quyết vụ việc hình sự, hành chính.
Đa số ý kiến đại biểu Quốc hội đều nhất trí với việc đổi tên Luật Căn cước và thẻ căn cước; cấp có thẩm quyền khi họp cũng đồng thuận rất cao với việc đổi tên dự án luật này.
Bộ trưởng Công an, Đại tướng Tô Lâm khẳng định, người dân sử dụng thẻ căn cước điện tử có gắn chíp hoặc mã QR thì không bị theo dõi và không thể theo dõi được. Bộ Công an và bất cứ cơ quan nào cũng không được và không thể theo dõi tình hình di chuyển của công dân.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc đổi tên thẻ căn cước như dự thảo Luật Căn cước mà Chính phủ trình không làm phát sinh thủ tục, chi phí đổi thẻ với người dân. Trong khi đó, việc bỏ vân tay trên bề mặt thẻ là để bảo đảm tính bảo mật trong quá trình sử dụng.
Sáng 26/9, Cục Truyền thông Công an nhân dân (Bộ Công an) tổ chức tọa đàm trao đổi về các dự án luật do Bộ Công an chủ trì soạn thảo trình Quốc hội khóa XV.
Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (đoàn Lâm Đồng), thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, mống mắt, ADN, giọng nói… là những thông tin có tính bảo mật cao nhất của công dân, nên việc bổ sung vào trong Cơ sở dữ liệu căn cước cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng.
Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh cho biết, qua rà soát hệ thống pháp luật thì việc thay đổi tên Luật Căn cước công dân thành Luật Căn cước không phát sinh việc sửa đổi, bổ sung, chỉnh lý các Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết khác của Quốc hội, đồng thời không có tác động xáo trộn, thay đổi về mặt pháp luật.