Năm 2024, thời điểm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng của Công đoàn Việt Nam trong tham gia xây dựng, hoàn thiện pháp luật, đó là tập trung xây dựng và tham gia xây dựng các dự án Luật quan trọng trong lĩnh vực lao động, an sinh xã hội như: Luật Bảo hiểm Xã hội, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế, Luật Việc làm, đặc biệt là Luật Công đoàn (sửa đổi) - đạo luật mang tính chính trị, pháp lý cao, do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan đề nghị và chủ trì soạn thảo.
Nhân dịp chào đón năm mới 2025 và Tết cổ truyền dân tộc Ất Tỵ, thay mặt Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, người đứng đầu tổ chức Công đoàn Việt Nam đã gửi thư tới các thế hệ cán bộ công đoàn, đoàn viên, công chức, viên chức, người lao động Việt Nam đang làm việc trong và ngoài nước, người lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam những tình cảm thân thiết và lời chúc mừng năm mới an khang, thịnh vượng, hạnh phúc.
Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025; Trong đó, tại Điều 10 có quy định 8 hành vi trong hoạt động công đoàn bị nghiêm cấm.
Trong năm 2025, các cấp Công đoàn cần thể hiện quyết tâm chính trị lớn hơn nữa trong phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở với phương châm chỉ bàn làm, không bàn lùi.
Năm 2024 - năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam và kỷ niệm 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam, các cấp công đoàn và đoàn viên, người lao động cả nước đã đoàn kết, nỗ lực, sáng tạo, đạt nhiều kết quả, tiếp tục tô thắm những trang vàng truyền thống Công đoàn Việt Nam.
Lao động là người nước ngoài được gia nhập Công đoàn Việt Nam; quy định rõ 4 cấp công đoàn; duy trì mức đóng kinh phí công đoàn 2%... là một số điểm mới nổi bật của Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua.
Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua giữ nguyên quy định về kinh phí công đoàn 2% như hiện hành, đồng thời bổ sung quyền giám sát, phản biện xã hội của công đoàn.
Góp ý kiến vào dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc luật hóa và tiếp tục duy trì kinh phí công đoàn 2% như hiện nay là hết sức cần thiết, bảo đảm công đoàn thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với đoàn viên, người lao động.
Công đoàn là tổ chức đặc thù, là một bên trong quan hệ lao động, phải thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất; có số lượng đoàn viên lớn nhất so với các tổ chức đoàn thể khác và phải thực hiện nhiều nhiệm vụ mà các tổ chức chính trị-xã hội khác không có.
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) quy định theo hướng công đoàn các cấp được bảo đảm về tổ chức và số lượng cán bộ công đoàn để thực hiện được đầy đủ chức năng, quyền và trách nhiệm; đồng thời, cho phép Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định số lượng cán bộ chuyên trách là người làm việc theo hợp đồng lao động trong các cơ quan chuyên trách của công đoàn và công đoàn cơ sở.
Đại biểu Quốc hội cho biết, việc luật hóa và duy trì nguồn thu kinh phí công đoàn 2% thể hiện sự ưu việt; ngoài ra, quy định này đã thực hiện ổn định, lâu dài, không phát sinh nhiều vướng mắc trên thực tế.
Ngày mai (17/6), Quốc hội khóa XV bước vào đợt 2 của Kỳ họp thứ 7 với trọng tâm là công tác lập pháp. Trong 2 tuần làm việc, Quốc hội sẽ thảo luận về một số dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu và biểu quyết thông qua nhiều luật, nghị quyết quan trọng.
Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) trao quyền chủ động hơn cho tổ chức Công đoàn trong công tác cán bộ theo hướng: cơ quan có thẩm quyền quyết định số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Tháng 5 là Tháng Công nhân, tháng cao điểm tổ chức các hoạt động chăm lo đoàn viên, người lao động cả vật chất, tinh thần, sức khỏe; đồng thời cũng là điểm hẹn và khoảng thời gian mong chờ đối với đội ngũ cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động.
Ngày 25/4, Tỉnh ủy và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai đã đồng tổ chức Hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của Thường trực Tỉnh ủy và tiếp xúc cử tri chuyên đề của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động trên địa bàn thành phố Lào Cai trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Luật Phòng không nhân dân là luật hoàn toàn mới để thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng ta về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, được thông qua bằng Nghị quyết số 44 tại Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) năm 2023.
Tại phiên họp chuyên đề pháp luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV tới đây, trong đó có dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).
Điều 10 của Hiến pháp 2013 và Ðiều 14 của Luật Công đoàn 2012 đều ghi nhận quyền giám sát của tổ chức công đoàn, tuy nhiên chưa có sự thống nhất và đồng bộ về quyền giám sát của công đoàn ở vai trò chủ động giám sát hay chỉ phối hợp giám sát.