Ðiều này ảnh hưởng đến khả năng phát huy năng lực của tổ chức công đoàn trong thực hiện chức năng bảo vệ cho đoàn viên, lao động. Việc xác định quyền kiểm tra, giám sát của tổ chức công đoàn có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để có những đề xuất xác đáng trong sửa đổi Luật Công đoàn 2012, nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn.
Tổ chức công đoàn không thể đơn phương giải quyết những vấn đề nêu trên, mà phải thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, lập đoàn kiểm tra liên ngành, sau đó mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Chờ đến lúc doanh nghiệp bị thanh tra kiểm tra thì quyền lợi của người lao động đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Là tổ chức đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, trong quá trình tiếp cận, tìm hiểu và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động; tổ chức công đoàn nắm bắt được thông tin doanh nghiệp có những vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động như: Việc ký hợp đồng lao động, nội dung trong hợp đồng không đầy đủ, không cụ thể, rõ ràng; ngay cả việc chấm dứt hợp đồng cũng không đúng quy định; không thực hiện chế độ nâng bậc lương, không xây dựng thang bảng lương, nợ lương, chậm thanh toán các chế độ trợ cấp cho người lao động; vi phạm các quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp...
Mặc dù vậy, tổ chức công đoàn không thể đơn phương giải quyết những vấn đề nêu trên, mà phải thông qua các cơ quan quản lý nhà nước, lập đoàn kiểm tra liên ngành, sau đó mới tiến hành thanh tra, kiểm tra. Chờ đến lúc doanh nghiệp bị thanh tra kiểm tra thì quyền lợi của người lao động đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, việc thanh tra, kiểm tra hiện nay đều thực hiện theo kế hoạch và báo trước để doanh nghiệp thực hiện các tài liệu, báo cáo cho nên rất dễ sa vào hình thức, đối phó. Ðó là những bất cập đang tồn tại, ảnh hưởng đến quyền lợi người lao động tại doanh nghiệp trong nhiều năm qua.
Từ thực tiễn nêu trên, nhiều cán bộ công đoàn cho rằng cần giao quyền chủ động kiểm tra, giám sát; ít nhất là quyền giám sát ở một số nội dung như: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, xây dựng thỏa ước lao động tập thể và thực hiện kinh phí công đoàn... cho tổ chức công đoàn. Việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp tổ chức Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Ðể thực hiện hiệu quả việc giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật lao động, các cán bộ công đoàn kiến nghị, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác này nhằm kịp thời bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Ðồng thời, công đoàn các cấp cần bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát có đạo đức, có năng lực, am hiểu các quy định pháp luật và dám đấu tranh khi phát hiện các vi phạm. Ðiều này rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, đồng thời nâng cao vai trò, vị thế của tổ chức Công đoàn Việt Nam.
Ðể thực hiện hiệu quả việc giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật lao động, các cán bộ công đoàn kiến nghị, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường công tác này nhằm kịp thời bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Trước mắt, tổ chức công đoàn cần tích cực phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội; lấy nhu cầu, nguyện vọng hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động làm cơ sở hoạt động; giải quyết kịp thời những bức xúc, kiến nghị, đề xuất của đoàn viên, người lao động; kiên quyết đề nghị xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về lao động, công đoàn để tổ chức công đoàn thật sự là tổ chức đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.