Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 71 chợ, trong đó có 18 chợ thành thị và 53 chợ nông thôn. Về cơ bản các chợ đều đáp ứng điều kiện mua bán và trao đổi hàng hóa của người dân. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khu chợ hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương.
Nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã công bố danh mục các tuyến đường thực hiện thu phí lòng đường, vỉa hè để công khai thu phí, đúng đối tượng, mang lại nguồn thu chính đáng cho ngân sách thành phố.
Hiện nay, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều vấn đề như lượng rác thải ngày càng tăng, trong khi hạ tầng xử lý rác bị quá tải, chất lượng công tác thu gom chưa đạt yêu cầu… Đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Lập lại trật tự đô thị, quản lý bài bản, quy củ hơn vỉa hè và lòng đường chính là kỳ vọng chung khi Quy định về quản lý và sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành được thực thi, có hiệu lực từ ngày 1/9 tới.
Với một địa phương năng động như Thành phố Hồ Chí Minh, khái niệm “kinh tế vỉa hè” luôn được nhiều người dân quan tâm; bởi đây là dư địa để tạo ra nguồn thu rất lớn trong hoạt động kinh doanh, buôn bán hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều năm qua, tài sản này gần như được sử dụng “miễn phí” hoặc đóng phí nhưng không có sự thống nhất, đồng bộ ở nhiều tuyến đường, địa phương, gây thất thoát, lãng phí, mất mỹ quan đô thị, trật tự, an toàn giao thông.
Việc thiếu điểm trông giữ xe ô-tô trên địa bàn Hà Nội không phải là câu chuyện mới, nhiều giải pháp đã được thực hiện, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu khi lượng phương tiện gia tăng nhanh chóng. Để các dự án bãi đỗ xe đang trong cảnh "đắp chiếu" sớm đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu gửi xe đang rất bức thiết, cần có ngay giải pháp quyết liệt hơn gỡ vướng trong việc thực hiện quy hoạch, kêu gọi đầu tư.
Sau gần một tháng ra quân tổng kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan vỉa hè, lòng đường, tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội có chuyển biến; tuy nhiên, kết quả chưa bền vững do thiếu giải pháp căn cơ, bài bản.
Nhấn mạnh vấn đề liên quan lập lại trật tự đô thị, lòng lề đường, lấy lại vỉa hè là rất quan trọng, là việc phải làm, song Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cũng cho rằng phải thực hiện việc này một cách căn cơ, lâu dài, bảo đảm công bằng, minh bạch và có sự cùng tham gia của người dân.
Sau gần 1 tháng ra quân tổng kiểm tra, xử lý vi phạm, với sự quyết tâm, quyết liệt của các lực lượng chức năng, tình hình trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là tại 12 quận nội thành.
Thực hiện Kế hoạch số 01 của Ban Chỉ đạo thành phố, thời gian qua, quận Ba Đình đã tiến hành tổng kiểm tra, xử lý, giải quyết vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trật tự đô thị, trật tự công cộng và bước đầu mang lại chuyển biến tích cực.
Thành phố Hà Nội đã lên kế hoạch xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm lòng đường, vỉa hè để kinh doanh, xử lý các bãi trông giữ xe trái phép, chiếm dụng không gian công cộng. Lực lượng công an các quận, phường bắt đầu kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn từ ngày 21/3.
Thành phố Hà Nội lên kế hoạch xử lý nghiêm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh; xử lý nghiêm việc tổ chức các điểm trông giữ xe trái phép, làm bục bệ lấn chiếm… Lực lượng chức năng sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý các trường hợp sai phạm từ ngày 21/3.