Tỉnh Tây Ninh cùng nhiều doanh nghiệp đầu tư tại đây đang nỗ lực hướng đến cung cấp sản phẩm cho thị trường các nước Hồi giáo theo tiêu chuẩn Halal bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn, vệ sinh của sản phẩm được duy trì trong suốt chuỗi cung ứng.
Sau hơn ba năm triển khai Chiến lược Phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, hiện ngành chăn nuôi còn một số điểm nghẽn: Dịch bệnh trên đàn vật nuôi vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, chi phí đầu vào tăng, giá thành sản phẩm không ổn định… Thực tế này khiến nhiều doanh nghiệp, người chăn nuôi lao đao, đòi hỏi cần được tháo gỡ ngay để nâng cao sức cạnh tranh.
Nhiều địa phương trong cả nước đang chuyển dần từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa, liên kết chuỗi khép kín, bảo đảm an toàn sinh học. Do vậy, tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm ngày càng cao trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước hiện có hơn 430 cơ sở giết mổ động vật tập trung đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y an toàn thực phẩm, đang hoạt động.
Năm 2023 sắp khép lại, chuẩn bị đến Tết Nguyên đán 2024, nhu cầu mua nông sản, thực phẩm tươi sống của người dân rất lớn. Đây cũng là thời điểm một số đối tượng xấu lợi dụng tung ra thị trường thực phẩm bẩn, bán kiếm lời, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Để ngăn chặn vấn nạn này, rất cần sự mạnh tay vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương.
Thời gian qua, dịch bệnh động vật cơ bản được kiểm soát, tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển. Tuy nhiên, gần đây bệnh dịch tả lợn châu Phi, viêm da nổi cục trên trâu, bò đã xuất hiện trở lại ở một số địa phương, nguy cơ dịch lây lan trong các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 là rất cao.
Chiều 14/8, Cục Thú y phối hợp Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức tọa đàm trực tuyến “Phổ biến sâu rộng và giải đáp một số quy định mới của pháp luật về thú y”.
Với mục tiêu xóa bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thành phố Hà Nội đang nỗ lực phát triển mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Tuy nhiên, việc thu hút các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào cơ sở tập trung còn nhiều hạn chế.
Hiện cả nước có 456 cơ sở giết mổ động vật tập trung tại 37 tỉnh, thành phố được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y/an toàn thực phẩm. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường và khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Ðây được coi là bài toán không dễ tìm ra lời giải đối với các nhà quản lý.
Lướt qua thông tin của một vài địa phương trong thời gian qua về chuyện lò giết mổ gia súc, gia cầm trong khu dân cư, không khỏi giật mình bởi những thực tế “Quản lý an toàn thực phẩm, quản lý giết mổ gia súc, gia cầm trong khu dân cư vẫn còn nhiều cái khó” hoặc “Cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tiền tỷ đắp chiếu”! Làm sao lại có những nghịch lý như vậy?