Quang cảnh hội thảo. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia: Bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp

Nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng trong việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, các chuyên gia cũng cho rằng phải có đánh giá tác động kỹ lưỡng để xác định mức thuế và lộ trình phù hợp, nhằm tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích lâu dài cho nền kinh tế.
Công nhân Trạm biến áp 500 kV Đông Anh kiểm tra vận hành. Ảnh: TTXVN

Gỡ vướng trong triển khai quy hoạch phát triển điện lực quốc gia

Sau gần 20 năm thi hành và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung, Luật Điện lực năm 2004 đã bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc, không giải quyết hết các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn. Đây là nguyên nhân gây khó khăn cho quá trình triển khai thực hiện quy hoạch phát triển điện lực, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.
Đường cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn (đầu tư theo phương thức PPP) hoàn thành và đưa vào khai thác nhưng vấn đề tài chính của dự án lại gặp nhiều khó khăn.

Linh hoạt bố trí vốn nhà nước tham gia dự án PPP

Theo Bộ Giao thông vận tải, trước khi thời điểm Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công-tư (PPP) ban hành vào năm 2020, cả nước đã huy động gần 319.000 tỷ đồng đầu tư 140 dự án giao thông theo phương thức PPP, hình thức hợp đồng BOT. Đến nay, hầu hết các dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác hiệu quả, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên. (Ảnh ÐĂNG ANH)

Nhân văn, nhân đạo sâu sắc với người chưa thành niên

Trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá các cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã bám sát quan điểm chỉ đạo của Ðảng, nhất là Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị yêu cầu "Phát triển hệ thống tư pháp thân thiện và bảo vệ trẻ em".
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận về dự án Luật Công chứng (sửa đổi). (Ảnh DUY LINH)

Khắc phục bất cập trong thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 6, sáng 28/8, tại Nhà Quốc hội, các đại biểu Quốc hội thảo luận về nhiều dự án luật quan trọng. Các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội: Thượng tướng Trần Quang Phương, Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Cân nhắc việc tăng thu ngân sách bằng điều chỉnh thuế giá trị gia tăng

Đồng tình với việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng để phù hợp với những thay đổi trong tình hình mới, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, việc sửa đổi luật lần này không nên đặt mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước, thay vào đó có thể nghiên cứu thuế tài sản và thuế bảo vệ môi trường để tăng thu.
Đại biểu Quàng Thị Nguyệt - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người

Bày tỏ đồng tình với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Phòng, chống mua bán người cho phù hợp với thực tiễn, các đại biểu Quốc hội cũng kiến nghị nhiều nội dung cần điều chỉnh để hoàn thiện dự án luật, qua đó góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người và kiềm chế gia tăng loại tội phạm này.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (Bình Định) phát biểu. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Đại biểu Quốc hội đề xuất thành lập đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo

Trước tình trạng thuốc bán online gây nguy hại đến sức khỏe, những sản phẩm quảng cáo là thuốc nhưng không phải là thuốc tràn lan trên mạng, đại biểu Quốc hội đề nghị luật cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ Y tế trong vấn đề này, cũng như cần có đơn vị chuyên trách chống thuốc giả mạo trên mạng và cung cấp thông tin công khai cho người dân.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: TRUNG HƯNG)

Roi vọt, trại giam không phải là biện pháp tối ưu với trẻ chưa thành niên phạm tội

Dẫn kinh nghiệm quốc tế, Chánh án Tòa án nhân dân (TAND) tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết, tinh thần của dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên là hạn chế tối đa để trẻ chưa thành niên không phải vào trại giam, bởi “roi vọt, trại giam sẽ làm cho các cháu trở nên chai sạn đối với hình phạt”.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên họp chiều 28/5. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội đảm đương hiệu quả vai trò, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được tiếp thu, chỉnh lý theo hướng phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho thành phố Hà Nội, giúp chính quyền thành phố chủ động hơn về tổ chức bộ máy, biên chế để có thể đảm đương một cách hiệu quả vai trò, nhiệm vụ đặc thù là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giới thiệu tài liệu lưu trữ quốc gia về Chiến dịch Điện Biên Phủ và Hội nghị Genève. (Ảnh: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước)

Xây dựng dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân

Dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 đang diễn ra. Với việc bổ sung nhiều quy định mới, dự án luật thể hiện tinh thần đổi mới mạnh mẽ trong việc bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Đại biểu Trần Văn Tuấn-Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang phát biểu. (Ảnh: DUY LINH)

Cần quy định chặt chẽ để tránh xử lý oan sai đối với người không uống rượu, bia tham gia giao thông

Bày tỏ nhất trí với quy định nghiêm cấm hành vi điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng, cần quy định định chặt chẽ để tránh xử lý oan sai đối với người không uống bia, rượu tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nội sinh.
Quang cảnh phiên họp của Quốc hội ngày 21/5 tại Hội trường Diên Hồng.

[Ảnh] Quốc hội thảo luận về Luật Đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản

Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, ngày 21/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo: Luật Đường bộ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản. Đây là 2 dự án luật sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua vào cuối kỳ họp này.
Hà Nội cần nguồn lực rất lớn để đầu tư cho hạ tầng.

Tạo cơ chế đủ mạnh để Hà Nội phát triển xứng tầm

Bài 3: Phân quyền khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai

Hà Nội có nhiều lợi thế về nguồn lực đất đai, nhưng quá trình thực hiện chính sách đất đai ở Hà Nội cũng bộc lộ không ít bất cập. Việc chính sách chưa theo kịp thực tiễn trong nhiều năm qua đã khiến cho thành phố gặp phải nhiều vướng mắc, khó khăn trong quản lý đất đai, làm hạn chế tốc độ phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với việc sửa đổi Luật Đất đai, Luật Thủ đô (sửa đổi) là cơ hội để Hà Nội có được cơ chế, chính sách phù hợp, đủ mạnh để tạo động lực cho phát triển.

Một phiên đấu giá quyền khai thác mỏ cát Châu Sơn, huyện Ba Vì, Hà Nội. (Ảnh Hoàng sơn)

Giải quyết tình trạng bỏ cọc sau khi trúng đấu giá

Báo cáo tại phiên họp mới đây của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Minh Sơn cho biết: Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản sau khi được tiếp thu, chỉnh lý đã sửa đổi, bổ sung 42 điều, khoản của Luật hiện hành; tăng 16 điều, khoản so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: DUY LINH)

Xây dựng chính sách đặc thù, vượt trội để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Sáng 21/2, phát biểu chỉ đạo tại cuộc làm việc của lãnh đạo Quốc hội với các cơ quan về việc tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần phải chuẩn bị tốt nhất hồ sơ dự án Luật, trong đó, lưu ý những chính sách mới, đặc thù, vượt trội để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, góp phần thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về lĩnh vực này, cũng như về chiến lược xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Cấp sổ đỏ cho công trình xây dựng trước ngày 1/7/2004 không có tranh chấp

Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có công trình xây dựng trước ngày 1/7/2004 mà không có giấy tờ theo quy định, đang không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Tạo thuận lợi nhất cho người dân tái định cư khi thu hồi đất

Tạo thuận lợi nhất cho người dân tái định cư khi thu hồi đất

Đại biểu Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần cụ thể hóa yêu cầu của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, theo đó hỗ trợ tái định cư phải dành vị trí thuận lợi nhất cho người có đất bị thu hồi, bảo đảm người dân phải di dời chỗ ở có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). (Ảnh: DUY LINH)

Giao Chính phủ quy định chi tiết phương pháp định giá đất bảo đảm tính khả thi

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 quy định theo hướng rõ ràng về nội hàm các phương pháp định giá đất trên cơ sở tổng kết đánh giá thực tiễn thi hành pháp luật đất đai, đồng thời Luật giao Chính phủ quy định chi tiết để áp dụng trong thực tế bảo đảm tính khả thi.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp. (Ảnh: DUY LINH)

Phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

Sáng 15/1 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV đã khai mạc trọng thể. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc kỳ họp. Báo Nhân Dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Mô hình "Tiếng kẻng an ninh trật tự" của hội cựu chiến binh ấp Thuận An, xã Thanh An, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước. (Ảnh: NHẤT SƠN)

Nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở được thông qua sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở địa bàn cơ sở, qua đó góp phần tăng cường, nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng này để giải quyết kịp thời các vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự và giữ vững an ninh, trật tự ngay từ cơ sở, từ sớm, từ xa.
Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn phát biểu. (Ảnh: ĐĂNG KHOA)

Tạo hành lang pháp lý thuận lợi nhất cho tiếp cận tài liệu lưu trữ

Theo đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nghĩa, với vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, ngoài việc bảo quản an toàn tài liệu, bảo mật thông tin của tài liệu lưu trữ, cần quan tâm đến công tác sử dụng, khai thác và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, phục vụ nhu cầu xã hội, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước.