Tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Cục Sở hữu trí tuệ. (Ảnh MỸ HÀ)

Nhiều điểm nghẽn trong hoạt động khoa học-công nghệ

Sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển khoa học-công nghệ giai đoạn 2011-2020, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai các định hướng nhiệm vụ và giải pháp phát triển khoa học-công nghệ đề ra trong Chiến lược và đã đạt những kết quả quan trọng, đóng góp vào phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng lực khoa học-công nghệ của đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập về cơ chế, chính sách cần tháo gỡ thời gian tới để khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo thật sự là đột phá chiến lược, động lực chính của tăng trưởng kinh tế.
Công nhân làm việc tại dây chuyền lắp ráp của Công ty TNHH một thành viên xe điện DK Việt Nhật. (Ảnh: TTXVN)

Khơi thông điểm nghẽn, phục hồi sản xuất

Trong các nhiệm vụ trọng tâm của công tác điều hành từ nay đến cuối năm, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, ưu tiên hơn cho thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm, sinh kế cho người dân gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.
Các diễn giả tham gia Tọa đàm “Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển hoạt động logistics, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất nhập khẩu”.

Nhiều “điểm nghẽn” logistics gây hạn chế cạnh tranh hàng hóa xuất nhập khẩu

Chiều 10/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Hải quan tổ chức Tọa đàm “Hải quan đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển hoạt động logistics, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa xuất nhập khẩu". Đại diện các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, hiệp hội nêu ra những “điểm nghẽn”, những rào cản trong hoạt động logistics và những giải pháp hữu hiệu góp phần thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa dịch vụ logistics cả nước.
Dự án khu đô thị sinh thái Đại Phước tại Đồng Nai. (Ảnh: Tùng Quang)

Bệnh “sợ sai” và điểm nghẽn của sự phát triển

Nhận diện các nguyên nhân chính gây ách tắc cho sự phát triển kinh tế-xã hội hiện nay, cơ quan chức năng nhấn mạnh đến hiện tượng cán bộ, công chức các cấp sợ làm sai, né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, không dám “quyết” trong phạm vi chức trách nhiệm vụ của mình, gây nhiều hệ lụy đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống nhân dân.
Du khách quốc tế tham quan phố cổ Hội An, Quảng Nam. (Ảnh: HỮU TRUNG)

Đón khách du lịch bằng chính sách thị thực thông thoáng

Ngày 15/3 sắp tới là mốc ghi dấu tròn một năm Việt Nam chính thức mở cửa hoàn toàn du lịch sau đại dịch Covid-19. Song đáng tiếc, thị trường khách du lịch quốc tế đến nước ta phục hồi khá chậm, đòi hỏi cần nhanh chóng có những giải pháp tháo gỡ, nhất là với chính sách visa - điểm nghẽn được xác định đã tồn tại nhiều năm của du lịch Việt Nam.
Các đại biểu tham gia hội thảo.

Khơi thông “điểm nghẽn” cho thị trường bất động sản

Phát biểu tại diễn đàn “Phát triển bền vững thị trường bất động sản” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp (cơ quan thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI) tổ chức ngày 15/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Xây dựng Nguyễn Văn Sinh nhìn nhận, trường bất động sản Việt Nam gần đây có một số dấu hiệu phát triển không ổn định thể hiện ở một số khía cạnh.