Theo thông tin từ Vùng 4 Hải quân, ngày 18/11, Bệnh xá đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và cấp cứu, điều trị kịp thời cho một ngư dân tỉnh Phú Yên.
Giữa thanh âm của sóng gầm, gió rít, nghe có cả những lời ca trầm ấm: “Mọi người bên nhau ta hát mừng sinh nhật. Một, hai, ba ta cùng thổi tắt nến. Happy birthday, happy birthday to you …”. Không khí sinh nhật của những người lính nơi biên thùy lắng đọng thật nhiều cảm xúc.
Chiều nay, 25/10, tại thành phố Nha Trang, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Khánh Hòa phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức buổi ra mắt tác phẩm Đất Thiêng - Bút ký, tùy bút của nhà báo Phong Nguyên - Trưởng Đại diện Báo Nhân Dân tại tỉnh Khánh Hòa. Đây là cuốn sách thứ ba của nhà báo Phong Nguyên, đều do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, sau tác phẩm Giọt máu thiêng - Bút ký, xuất bản năm 2010 và tác phẩm Hoa của biển - Tùy bút, bút ký, xuất bản năm 2020.
Cách đây 36 năm, vào ngày 14/3/1988, trong cuộc chiến đấu bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc tại các bãi đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh. Đó là minh chứng cho quyết tâm gìn giữ từng tấc đất, sải biển của ông cha ta để lại. Tiếp nối các thế hệ đi trước, quân dân cả nước luôn hướng về Trường Sa, chung tay, góp sức làm cho Trường Sa luôn mạnh về phòng thủ, tốt về lối sống, đẹp về cảnh quan môi trường, mẫu mực về tình đoàn kết quân dân.
Thời gian qua, Ðảng ủy Vùng 4 Hải quân và Huyện ủy Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) đã có nhiều nghị quyết chỉ đạo quân, dân huyện đảo Trường Sa đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm hậu cần cho đơn vị, địa phương. Trong đó, nghị quyết về xanh hóa Trường Sa được thực hiện từ đầu năm 2023 đã góp phần phủ xanh phủ xanh nhiều đảo, tạo lợi ích thiết thực cho đời sống của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên đảo. Ðầu xuân mới, quân, dân huyện đảo nô nức thi đua trồng cây, tích cực tăng gia rau màu, là một trong những việc làm thiết thực thực hiện lời Bác dạy.
Lúc 17 giờ ngày 23/2, sau khi đã khắc phục thành công sự cố, tàu cá KH 94848TS rời Trung tâm Dịch vụ Hậu cần-Kỹ thuật đảo Trường Sa, thuộc Hải đoàn 129 Hải quân, tiếp tục đi đánh bắt hải sản.
Chưa đến Trường Sa, ai cũng nghĩ nơi đây chỉ có cát trắng, nắng vàng, khí hậu biển mặn mòi, khắc nghiệt. Nhưng khi đặt chân lên đảo, những con đường bê-tông với những hàng cây, vườn rau tươi tốt cùng lớp học râm ran tiếng trẻ đã làm tan biến cơn say sóng, sự mệt nhọc của những người vừa từ trên tàu bước xuống. Cảm nhận nơi đây như một làng quê Việt. Cảm nhận ấy không của riêng ai vừa từ đất liền ra đảo, bởi đó là đất, là biển như máu và xương thịt của cùng một cơ thể - Tổ quốc thiêng liêng.
Ðến với quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, ấn tượng không thể quên với chúng tôi có lẽ là lời thề của những người lính biển đang ngày đêm gìn giữ biên cương giữa muôn trùng sóng gió.
Chiều 21/1, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, đoàn công tác do đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đã đến thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân.
Kéo ba hồi còi chào đất liền, Tàu chở Đoàn công tác rời Quân cảng Cam Ranh bắt đầu hành trình mang mùa xuân đến với quân và dân trên Quần đảo Trường Sa.
Ngày 6/9, trực thăng Superpuma L2, số hiệu VN-8614 của Công ty Trực thăng miền nam (Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam - Binh đoàn 18) đã đưa 3 ngư dân từ đảo Sinh Tồn vào đất liền điều trị chấn thương giảm áp do lặn sâu.
Trường Sa hôm nay đã có thêm nhiều công trình mới, trang thiết bị hiện đại phục vụ việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quân và dân trên huyện đảo. Những đổi thay ấy đã góp phần tạo thêm động lực, niềm tin yêu, gắn bó với biển, đảo; để quân dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DKI luôn sẵn sàng vượt qua mọi gian khó, hiểm nguy, tiếp tục trụ vững nơi đầu sóng, ngọn gió; giữ vững từng tấc đất, thước biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Trải qua gần 14 năm hoạt động, Quỹ "Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc" do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh triển khai đã tổ chức nhiều hoạt động chăm lo với nhiều công trình thiết thực, ý nghĩa, gắn với đời sống, sinh hoạt hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ tại các vùng biên giới, biển, đảo.