Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, vào 3 giờ ngày 14/11, hồ Ia Ring trên địa bàn huyện Chư Sê có dung tích 10,76 triệu m3, chiều cao đập 24m, đã xảy ra sự cố, xuất hiện 1 hố sụt tại thượng lưu đập, miệng hố sụt rộng khoảng 6m2, lưu lượng qua hố khoảng 9m3/s.
Chiều 21/9, Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4, trên địa bàn xuất hiện 2 điểm sụt lún trong vườn nhà dân ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy. Lực lượng chức rào chắn để đề phòng nguy hiểm.
Ngày 14/9, đường Hồ Chí Minh tại Km205+900 qua địa phận xã Tân Dương, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) bị sụt lún mặt đường nghiêm dài khoảng 50m, rộng toàn bộ nền mặt đường, sâu cả mét nên không thể lưu thông được. Sở Giao thông vận tải Thái Nguyên và Văn phòng quản lý đường bộ I.4 khẩn trương lên phương án phân luồng giao thông, xử lý sự cố.
Vào khoảng 10 giờ ngày 21/8, tại Km96+250, Quốc lộ 18A, đoạn chạy qua tổ 2, khu 1, phường Đại Yên, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) xuất hiện một hố sụt lún gây ách tắc giao thông cục bộ cho nhiều phương tiện lưu thông qua đây.
Từ tháng 10/2023 đến nay, tại một số bản của xã Chiềng Sung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La liên tiếp xảy ra nhiều hố sụt, lún gây nguy hiểm cho các hộ dân và việc đi lại, sinh hoạt trên địa bàn. Cùng với công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các sở, ngành, huyện tập trung ứng phó, bảo đảm an toàn về người và tài sản của người dân.
Ngày 27/7, Ban Quản lý dự án thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) phối hợp Ủy ban nhân dân phường Long Bình Tân tiến hành ghi nhận hiện trạng, thống kê thiệt hại và tìm giải pháp khắc phục nhiều công trình nhà ở, vật kiến trúc của nhiều hộ dân bị sụt lún, nứt nẻ và xé tường. Nguyên nhân được xác định do quá trình thi công hệ thống thoát nước đường Châu Văn Lồng nối từ Quốc lộ 51 ra sông Đồng Nai.
Ngày 19/7, Công ty Nước sạch Hà Nội (sau đây gọi tắt là Công ty) đã có báo cáo số 2112/NSHN-KT về tình hình khắc phục sự cố sụt lún nền nhà giếng H24 (giếng khoan nước ngầm) của Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên tại số nhà 193 ngõ Văn Chương, phường Văn Chương, quận Đống Đa (Hà Nội) xảy ra ngày 13/7/2024.
Trong khi trời đang mưa, nền nhà giếng khoan Nhà máy nước Ngô Sĩ Liên sụt lún, gây nứt, đổ một phần tường nhà kho giáp ranh với nhà giếng. Tuy sự cố chỉ xảy ra cục bộ và nhanh chóng được phát hiện, tìm ra nguyên nhân nhưng cũng khiến người dân lo lắng.
Theo nhận định của các chuyên gia khí tượng, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh miền bắc đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa. Cảnh báo nguy cơ cao xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại nhiều địa phương.
Đến ngày 24/6, tại Bạc Liêu có tổng 39 căn nhà bị ảnh hưởng sạt lở; trong đó có 10 hộ dân phải di dời nhà cửa khẩn cấp đến nơi khác an toàn; 29 ngôi nhà của bà con vẫn chưa di dời được, có nguy cơ bị sạt lở rất cao...
Ngày 15/5, tại thành phố Cần Thơ, Báo Sài Gòn Giải Phóng phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Tuần hoàn (Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức Hội thảo “Giải pháp cấp thiết bảo vệ vùng đồng bằng sông Cửu Long”.
Theo Tân Hoa xã, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình yêu cầu thực hiện mọi nỗ lực cứu hộ tại chỗ, điều trị cho những nạn nhân bị thương và khắc phục hậu quả vụ sập đường cao tốc ở tỉnh Quảng Đông; đồng thời nhanh chóng sửa chữa những phần đường bị hư hại và lập lại trật tự giao thông nhanh nhất có thể.
Ngày 16/4, Thứ trưởng Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy đã họp trực tuyến với tổ công tác hiện trường và đại diện các đơn vị liên quan hai tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa bàn phương án khắc phục sự cố sạt trượt hầm đường sắt Bãi Gió, sớm thông tuyến đường sắt bắc-nam, bảo an toàn tuyệt đối.
Chiều 10/4, tỉnh Kiên Giang công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở đất, sụt lún đất do hạn hán khu vực vùng đệm U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Từ đầu tháng 3/2024 đến nay, nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao làm cho nước bốc hơi nhanh, mặt nước trên các kênh trong khu vực vùng đệm U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang khô cạn đã gây ra tình trạng sạt lở, sụt lún đường giao thông, nhà ở, ảnh hưởng sản xuất trên địa bàn hai xã Minh Thuận và An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, ước thiệt hại khoảng 90 tỷ đồng.
Sáng 5/4, thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Vĩnh Long cho biết, đang theo dõi tình hình và cảnh báo người dân bảo đảm an toàn chung quanh khu vực sụt lún bờ sông Cổ Chiên có chiều dài khoảng 100m thuộc ấp An Thành, xã An Bình, huyện Long Hồ.
Trải qua những mùa khô hạn khốc liệt, việc tìm kiếm nguồn nước ngọt dồi dào ở Cà Mau càng thêm cấp thiết. Năm nay cũng vậy, đang cao điểm mùa khô, những khu vực vốn được coi là “rốn” ngọt của tỉnh Cà Mau đã “khát khô” vì thiếu nước ngọt.
Mới qua hai tháng đầu năm 2024 nhưng đường sá ở vùng ngọt huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) đã hư hỏng nhiều bởi khô hạn gây sụt lún, sạt lở. Chính quyền, ngành chức năng và nhân dân địa phương đang cố sức chống chọi từng ngày để có thể hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất...
Chưa đầy 2 tháng mùa khô đầu năm 2024 nhưng đường sá vùng ngọt huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) đã xảy ra nhiều hư hỏng bởi sụt lún, sạt lở. Chính quyền và nhân dân địa phương đang chung tay khắc phục để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.
Mới vào đầu mùa khô nhưng trên địa bàn vùng ngọt của tỉnh Cà Mau, khá nhiều nơi kênh rạch bị cạn khô dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở đất gây hư hỏng nhiều hạ tầng vùng nông thôn.
Ngày 16/2, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải cùng đoàn công tác đã đến khảo sát, kiểm tra thực tế công tác phòng, chống sạt lở, sụt lún đất trên địa bàn vùng ngọt huyện Trần Văn Thời.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, hôm nay (16/11), ở khu vực Trung Bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to với lượng mưa có nơi hơn 400mm. Dự báo, từ ngày 17/11 mưa lớn ở các tỉnh miền trung giảm dần.
Ngày 3/10, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình cho biết, đoàn công tác của sở vừa đến hiện trường tìm hiểu, đánh giá nguyên nhân và khuyến cáo biện pháp khắc phục tình trạng hố sụt, lún đất ở thị trấn Quy Đạt, huyện Minh Hóa.
Cơn mưa lớn tối 4/9 đã làm sụt lở đất một đoạn đường dọc tuyến đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), chính quyền địa phương đã phải phong tỏa đoạn đường này để khắc phục sự cố và bảo đảm an toàn cho người dân.
Cơn mưa lớn tối ngày 4/9 đã làm sụt lở đất một đoạn đường dọc tuyến đường Hoàng Văn Thụ, thành phố Quy Nhơn (Bình Định), chính quyền địa phương đã phải phong tỏa đoạn đường này để khắc phục sự cố và bảo đảm an toàn cho người dân.
Kiểm tra, đánh giá tình hình lũ, ngập lụt, sạt lở đất và làm việc với tỉnh Lâm Đồng, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai cho rằng, trong phòng, chống thiên tai làm gần đúng đã là sai, chưa nói là không đúng.
Sáng 5/8, chủ Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Minh Phương 3, tại đường Tôn Đức Thắng, phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông phát hiện hệ thống bồn chứa xăng dầu phía sau trạm bơm đặt âm dưới đất bất ngờ bị đẩy nổi lên cao so với mặt đất nên báo cơ quan chức năng.
Sáng nay 5/8, điểm sụt lún trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua tổ 9, phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông tiếp tục nứt gãy, sụt lún, sạt trượt trên diện rộng, tiếp tục làm ảnh hưởng, nguy cơ cao sạt lở đất ảnh hưởng đến 68 hộ dân trên địa bàn.