Ngày 9-4 (theo giờ Mỹ), Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) đã bầu Việt Nam vào Hội đồng Chấp hành Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) nhiệm kỳ 2025-2027. (Ảnh BNG)

Việt Nam thể hiện vai trò tiên phong trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Sau hơn một năm đảm nhiệm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong lĩnh vực quyền con người được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Những dấu ấn đó là động lực để Việt Nam tiếp tục vững tin thực hiện các trọng trách trong Hội đồng Nhân quyền trong thời gian tới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính với các đại biểu dự Hội nghị phụ nữ. Ảnh: TRẦN HẢI

Không ngừng nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ

Đảng, Nhà nước ta không ngừng nâng cao vị thế của phụ nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó thực hiện quyền chính trị được coi là thước đo quan trọng nhất của bình đẳng giới. Thời gian qua, việc thực hiện quyền chính trị của phụ nữ ở Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, tuy nhiên vẫn còn không ít rào cản, khó khăn, đòi hỏi cần có thêm những giải pháp đồng bộ, cũng như sự kết nối chặt chẽ từ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể nhằm góp phần thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại chủ trì Tọa đàm.

Tọa đàm về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Liên hợp quốc về quyền con người

Ngày 21/3, Cục Đối ngoại, Bộ Công an tổ chức tọa đàm về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát của Liên hợp quốc về quyền con người. Buổi tọa đàm có sự tham gia của hơn 80 đại biểu đến từ các đơn vị, địa phương trong Bộ Công an, do đồng chí Thiếu tướng Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại chủ trì.
Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt. Ảnh: MOFA

Dấu ấn Việt Nam trong năm đầu tiên đảm nhiệm cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Nhân dịp 1 năm Việt Nam đảm nhận vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, đồng chí Đỗ Hùng Việt, Thứ trưởng Ngoại giao, đã có bài viết "Dấu ấn Việt Nam trong năm đầu tiên đảm nhiệm cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025". Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Tác phẩm “Nụ cười trong tâm chấn động đất Thổ Nhĩ Kỳ” của tác giả Trần Thành Đạt, Báo Nhân Dân, tham dự cuộc thi.

Gần 30 tác phẩm ảnh, video được trao giải Cuộc thi “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2023

Với tổng giá trị giải thưởng lên tới hơn 400 triệu đồng, Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2023 sẽ vinh danh gần 30 tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc nhất về đề tài quyền con người ở Việt Nam. Lễ khai mạc triển lãm và công bố giải thưởng cuộc thi sẽ diễn ra vào tối 19/12 tới đây.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Việt Nam tăng cường thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong giai đoạn phát triển mới

Các nguyên tắc, chuẩn mực về quyền con người đã được Việt Nam nỗ lực thực hiện và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận ở tất cả các lĩnh vực. Trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế và xuất phát từ điều kiện cụ thể của đất nước, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tương thích với các chuẩn mực quốc tế và tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho thúc đẩy, bảo vệ quyền con người trong giai đoạn mới.
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tích nổi bật trong công tác đại đoàn kết toàn dân, hỗ trợ các dân tộc thiểu số phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống... (Ảnh minh họa: NGUYỄN CÔNG LÝ)

Việt Nam nỗ lực thực thi Công ước CERD, bảo đảm quyền cho người dân tộc thiểu số

Pháp luật Việt Nam khẳng định và chống mọi hành vi xâm phạm quyền bình đẳng dân tộc, gây thù hằn, kỳ thị, chia rẽ dân tộc và thực hiện các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi cho dân tộc thiểu số. Điều này hoàn toàn phù hợp với định nghĩa về chống phân biệt chủng tộc tại điểm 4, Điều 1 Công ước xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc (CERD).
Hiệp định EVFTA tạo những động lực mới nâng tầm quan hệ Việt Nam-EU trong thập kỷ thứ tư của chặng đường phát triển quan hệ hai bên. (Ảnh: Internet)

Việt Nam thúc đẩy quyền con người gắn với tăng trưởng kinh tế bền vững

Qua gần 3 năm thực thi Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA) các hoạt động giao thương, kết nối đầu tư cho cộng đồng doanh nghiệp và người dân không ngừng được đẩy mạnh với mục tiêu lấy con người làm trung tâm trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, thời gian qua đã xuất hiện những tiếng nói lạc lõng, thông tin sai sự thật đòi xóa bỏ EVFTA, gây ảnh hưởng xấu đến quan hệ đối tác giữa Việt Nam và các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các nhà lãnh đạo thế giới tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (Nguồn: VGP)

Bảo đảm quyền con người trong các hoạt động vì cộng đồng

Thực tế, không riêng tại Việt Nam, mặt trái của các tổ chức, hội nhóm xã hội đang là một vấn đề nóng được chính phủ nhiều quốc gia quan tâm, nhận diện khi tình trạng một số cá nhân đại diện cho các tổ chức này vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự ngày càng gia tăng và phổ biến. Bởi lẽ dù các hoạt động điều tra, xét xử đều được tiến hành minh bạch trên tinh thần thượng tôn pháp luật nhưng vẫn vấp phải sự xuyên tạc, chống đối từ các tổ chức cực đoan, tự cho mình quyền giám sát, bảo vệ nhân quyền.
Chỉ cần mỗi cá nhân nhận biết các hành động tiết kiệm năng lượng, giảm rác thải nhựa... là có thể mang đến một đời sống phát triển xanh và bền vững (Nguồn: Internet)

Nhân danh hoạt động vì xã hội để vi phạm pháp luật: "Chiếc áo không làm nên thầy tu"

Những năm qua, các tổ chức, hội, nhóm xã hội đã có nhiều đóng góp vào việc giải quyết bài toán hài hòa tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, hỗ trợ các nhóm yếu thế tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, đã xuất hiện tình trạng một số tổ chức, cá nhân lợi dụng mô hình, phương thức hoạt động này cũng như những kẽ hở của luật pháp trong công tác giám sát, quản lý các tổ chức, hội, nhóm để trục lợi, thực hiện mưu đồ cá nhân cũng như chống phá đất nước.
Quang cảnh Hội nghị Tập huấn công tác nhân quyền 2023 của tỉnh Hậu Giang. (Ảnh: Ban Tổ chức cung cấp)

Hậu Giang tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền

Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền sẽ giúp các đại biểu được tập huấn tiếp thu một số nội dung cơ bản về quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo đảm quyền con người; âm mưu, phương thức, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề nhân quyền chống phá Việt Nam; trang bị kiến thức cần thiết để các ngành, các cấp vận dụng vào thực tiễn công tác.
Tuyên truyền cho người dân về phòng, chống mua bán người tại chợ phiên xã Pha Long, huyện Mường Khương (Lào Cai).

Ngăn chặn tội phạm mua bán người

Thực tiễn cho thấy tội phạm mua, bán người đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị hại. Ðảng, Nhà nước Việt Nam luôn chú trọng đến công tác đấu tranh ngăn chặn loại tội phạm nguy hiểm này, đồng thời xác định bảo vệ quyền cho nạn nhân mua bán người là trọng tâm của Việt Nam trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm này, góp phần bảo đảm quyền con người.
Quang cảnh hội thảo

Việt Nam chủ động, tích cực trong triển khai thực thi Công ước Chống tra tấn

Nhận thức vai trò, vị trí quan trọng của Công ước chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người (Công ước chống tra tấn hoặc Công ước CAT), Việt Nam không ngừng nỗ lực triển khai tổng thể các biện pháp để thực hiện có hiệu quả Công ước, từ đó đạt được những th ành tựu được cộng đồng quốc tế ghi nhận.
Quang cảnh hội nghị.

Tập huấn công tác thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 26/10, tại thành phố Kon Tum, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Chỉ đạo về Nhân quyền của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum tổ chức tập huấn công tác thông tin đối ngoại về nhân quyền dành cho cán bộ các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo công tác nhân quyền; cán bộ phụ trách công tác thông tin đối ngoại của 19 tỉnh, thành phố.
Tăng ni, Phật tử tham dự lễ Phật đản tại Quảng Trị. (Ảnh minh họa: Hồ Cầu/TTXVN)

Việt Nam đóng góp tích cực bảo đảm quyền tự do tôn giáo

Xây dựng các báo cáo, soạn các thư ngỏ, kiến nghị sai sự thật về tình hình tôn giáo ở Việt Nam, nhân danh tự do tôn giáo để thực hiện các mưu đồ đen tối nhằm chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam… là hàng loạt chiêu trò quen thuộc được các thế lực thù địch đẩy mạnh trong thời gian qua. Tuy nhiên, những thành tựu của công tác tôn giáo ở Việt Nam mà đông đảo bạn bè quốc tế công nhận, đánh giá cao đã là câu trả lời rõ ràng nhất về việc bảo đảm quyền con người cũng như quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi tầng lớp nhân dân.
Các nhà hoạt động môi trường ném sơn vào lối vào nhà hát opera La Scala nổi tiếng của Milan. (Ảnh: AFP)

Bảo đảm quyền con người trong các hoạt động vì cộng đồng

Thực tế, không riêng tại Việt Nam, mặt trái của các tổ chức, hội nhóm xã hội đang là một vấn đề nóng được chính phủ nhiều quốc gia quan tâm, nhận diện khi tình trạng một số cá nhân đại diện cho các tổ chức này vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý hình sự ngày càng gia tăng và phổ biến. Bởi lẽ dù các hoạt động điều tra, xét xử đều được tiến hành minh bạch trên tinh thần thượng tôn pháp luật nhưng vẫn vấp phải sự xuyên tạc, chống đối từ các tổ chức cực đoan, tự cho mình quyền giám sát, bảo vệ nhân quyền.
Ảnh minh họa. (Nguồn: mic.gov.vn)

Chú trọng bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bắt đầu từ ngày 1/7/2023, Nghị định Bảo vệ dữ liệu cá nhân do Chính phủ ban hành (Nghị định số 13/2023/NÐ-CP) quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chính thức có hiệu lực. Ðây là một trong những nỗ lực góp phần thúc đẩy, bảo vệ quyền riêng tư của công dân, trong đó có việc ngăn chặn tình trạng mất cắp dữ liệu cá nhân đang diễn biến ngày càng phức tạp, đe dọa gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc Lê Thị Minh Thoa phát biểu. (Ảnh: TTXVN)

Việt Nam cam kết bảo đảm công lý bình đẳng cho người dân

Ngày 15/6, tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Ðại hội đồng Liên hợp quốc (ÐHÐ LHQ) đã tổ chức Phiên thảo luận cấp cao về chủ đề "Quyền tiếp cận công lý bình đẳng cho tất cả mọi người: Thúc đẩy cải cách vì xã hội hòa bình, công bằng và bao trùm" dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch ÐHÐ LHQ khóa 77, Ðại sứ Ðặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ.
Đoàn viên thanh niên tỉnh Điện Biên dọn dẹp khuôn viên Di tích lịch sử Đồi A1, tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

Quyền con người trong bảo vệ môi trường

Ngay sau khi gia nhập Liên hợp quốc ngày 20/9/1977, Việt Nam đã xác định bảo vệ môi trường và quyền con người về môi trường là vấn đề quan trọng, cần được ưu tiên. Trên tinh thần đó, việc tiếp cận quyền con người trong bảo vệ môi trường được bổ sung, hoàn thiện trong mục tiêu chung hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống của cả cộng đồng và con người trở thành trung tâm trong việc ban hành các chính sách, pháp luật của Việt Nam cũng như bảo đảm việc thực thi trong đời sống.
Đồng chí Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại hội nghị.

Bình Định tổ chức tập huấn công tác nhân quyền

Ngày 20/4, tại Bình Định, Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2023 nhằm bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn tỉnh để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trong tình hình mới.