Bà Võ Thị Thu Lan (Thành phố Hồ Chí Minh) hỏi: “Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với lao động theo diện người cao tuổi thì có được không? Các chế độ, chính sách được quy định như thế nào?”.
Khi có nhu cầu, doanh nghiệp có thể thỏa thuận giao kết hợp đồng lao động với người đang hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
Về vấn đề này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này).
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có quyền làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử...
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 của Bộ luật này (tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường).
Như vậy, khi có nhu cầu, doanh nghiệp có thể thỏa thuận giao kết hợp đồng lao động với người đang hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động là người cao tuổi thì khi sử dụng người lao động, doanh nghiệp phải bảo đảm đầy đủ các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật lao động, trong đó các chế độ áp dụng riêng đối với người lao động cao tuổi quy định tại Điều 148, 149 Bộ luật Lao động.
Kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 do Tổng cục Thống kê vừa công bố cho thấy, chỉ số già hóa năm 2024 của nước ta là 60,2%, tăng 11,4 điểm phần trăm so với năm 2019 và 16,9 điểm phần trăm so với năm 2014. Số lượng người già từ 60 tuổi trở lên là 14,2 triệu người, tăng 2,8 triệu người (tương ứng gấp 1,25 lần) so với năm 2019 và tăng 4,7 triệu người (tương ứng gấp 1,5 lần) so với năm 2014.
Dự báo đến năm 2030, số người từ 60 tuổi trở lên sẽ xấp xỉ 18 triệu người, tăng gần 4 triệu người so với năm 2024.
Việt Nam vẫn đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với hai người trong độ tuổi lao động thì có một người phụ thuộc. Trong đó, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 9,3% (tăng 1,6 điểm phần trăm so với năm 2019).
Kết quả Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 do Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số già hóa năm 2024 của nước ta là 60,2%. Số lượng người già từ 60 tuổi trở lên là 14,2 triệu người,