Quang cảnh buổi hội nghị. (Ảnh: NGUYỄN TRUNG)

Ninh Thuận tiếp tục thúc đẩy phát triển công nghiệp, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Ngày 31/10, tại thành phố Phan Rang-Tháp Chàm, Tỉnh ủy Ninh Thuận tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 19/1/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa 14 về đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết 19-NQ/TU ngày 25/1/2022 về phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Quang cảnh Hội nghị kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố Hà Nội với các viện nghiên cứu, trường đại học năm 2024.

Tăng cường kết nối doanh nghiệp sản xuất với nghiên cứu khoa học

Thời gian qua, thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến chương trình phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp Thủ đô. Trong đó, Sở Công thương Hà Nội đã kết nối các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực với các viện nghiên cứu, trường đại học để hai bên tăng cường trao đổi công nghệ, nâng cao giá trị sản phẩm.
Công nhân lao động tại Nhà máy dệt Top Textile - doanh nghiệp 100% vốn trực tiếp nước ngoài tại Khu công nghiệp Rạng Ðông, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Ðịnh.

Thu hút vốn FDI vào phía nam châu thổ sông Hồng

Là khu vực có tốc độ phát triển chậm hơn so với toàn vùng, nhiệm kỳ 2020-2025, các tỉnh phía nam châu thổ sông Hồng đã đặt mục tiêu trở thành địa phương phát triển và phát triển khá trong vùng. Ðể bứt phá, 3 tỉnh Hà Nam, Nam Ðịnh, Thái Bình đã tập trung cao độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Áp dụng công nghệ hiện đại trong chế biến hạt điều tại Bình Phước. Ảnh: NHẤT SƠN

Bình Phước chú trọng phát triển cụm công nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Bình Phước đã tập trung đẩy mạnh xây dựng hạ tầng, phát triển cụm công nghiệp nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khu vực nông thôn. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có kết luận chuyên đề phát triển các khu, cụm công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn nhanh và bền vững.
Công nhân Công ty Đóng tàu Sông Cấm (Hải Phòng) lắp ghép các chi tiết để kết nối thành tổng đoạn đóng tàu kéo-đẩy xuất khẩu cho Tập đoàn Damen (Hà Lan).

Cơ hội vực dậy và phát triển ngành đóng tàu

Đối với quốc gia biển như nước ta, duy trì và phát triển ngành công nghiệp tàu thủy đúng tầm vóc, vị thế là vấn đề cần được quan tâm. Do liên quan mật thiết nhiều ngành công nghiệp khác như luyện kim, máy cơ khí thủy, điện, điện tử, tự động hóa..., ngành công nghiệp đóng tàu có tác động lan tỏa rất lớn đến nền kinh tế, thúc đẩy nhiều ngành phát triển. Để chuẩn bị đáp ứng xu hướng đóng tàu thế hệ mới, ngay từ bây giờ, các đơn vị phải chuẩn bị sẵn nguồn nhân lực, thiết bị và công nghệ đủ mạnh, đáp ứng tiến độ bàn giao của chủ tàu.

Sản xuất của doanh nghiệp FDI trong Khu công nghiệp VSIP Hải Phòng.

Hải Phòng nỗ lực phát triển thành trung tâm công nghiệp lớn

Với nhiều lợi thế, thành phố Hải Phòng đang nỗ lực phát triển mạnh mẽ công nghiệp theo hướng hiện đại, thông minh, bền vững, trụ cột lớn của tăng trưởng kinh tế, nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Sản phẩm của Công ty TNHH tôn Hòa Phát (Hưng Yên).

Bước phát triển mới của công nghiệp Hưng Yên

Sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ 19, nghành công nghiệp địa phương có những khởi sắc mới. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tiếp tục phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, thu hút nhiều dự án lớn, công nghệ tiên tiến. Đây tiếp tục là hướng phát triển của công nghiệp Hưng Yên trong thời gian tới.
Lãnh đạo hai tỉnh Đồng Nai và Nghệ An chụp ảnh lưu niệm.

Nghệ An và Đồng Nai trao đổi kinh nghiệm phát triển công nghiệp

Ngày 1/2, Đoàn lãnh đạo tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh dẫn đầu đã thăm, làm việc với tỉnh Đồng Nai để tìm hiểu những kinh nghiệm trong phát triển khu công nghiệp, thu hút đầu tư và thực hiện chính sách bảo đảm an sinh xã hội.
Chính quyền các cấp tỉnh Hà Nam tăng cường cải cách hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. (Ảnh: Đào Phương)

Thúc đẩy kết nối giao thông, phát triển nhanh, bền vững công nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Thực hiện kế hoạch tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW và Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, ngày 19/7, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW chủ trì, phối hợp Tỉnh ủy Bắc Ninh tổ chức Hội thảo “Phát triển công nghiệp và đô thị vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.