Vỏ và hột xoài xả xuống kênh Năm Thôn.

Tiền Giang: Yêu cầu một doanh nghiệp khắc phục hậu quả do xả phế thải xuống kênh Năm Thôn

Ngày 3/4, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Sang cho biết, địa phương đã mời giám đốc một doanh nghiệp đến làm việc và cho cam kết không tái phạm; đồng thời, khắc phục hậu quả do xả phế thải xuống kênh Năm Thôn, gây ô nhiễm môi trường.
Tuyến kênh Tham Lương-Bến Cát-rạch Nước Lên bị ô nhiễm đang được cải tạo, chỉnh trang.

Chậm đầu tư nhà máy xử lý nước thải

Theo đánh giá của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay tỷ lệ xử lý nước thải đô thị của thành phố mới chỉ đạt khoảng 20% tổng lượng nước sinh hoạt. Nguyên nhân tỷ lệ thấp là do số nhà máy xử lý nước thải đi vào vận hành còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu thực tế cũng như chưa đạt được so với quy hoạch, cần được thành phố đẩy mạnh công tác kêu gọi đầu tư.
Huy động 35 xe bồn để bảo đảm tần suất tưới nước giảm bụi tối thiểu 5 lần mỗi ngày trên công trường thi công dự án sân bay Long Thành.

Khắc phục ô nhiễm bụi đỏ từ thi công sân bay Long Thành

Liên quan đến tình trạng ô nhiễm bụi đỏ do quá trình thi công xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành (sân bay Long Thành) giai đoạn 1 mà những ngày qua Báo Nhân Dân liên tục phản ánh, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), chủ đầu tư dự án cho biết, đơn vị đã và đang triển khai thực hiện các biện pháp khắc phục theo như ý kiến của các cơ quan chức năng.
Giám sát các thông số quan trắc môi trường tại Phòng vận hành trung tâm của Nhà máy Xi-măng Lam Thạch 2, tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh HOÀNG NGA)

Kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường

Trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội, tình trạng ô nhiễm môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp, chất lượng môi trường ở một số nơi suy giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sức khỏe của người dân. Ðể khắc phục tình trạng này, ngành tài nguyên và môi trường, chính quyền các địa phương cần triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái trên địa bàn mình quản lý.
Nhiều con kênh tại thủ đô Dhaka (Bangladesh) bị ô nhiễm trầm trọng. (Ảnh UNICEF)

Châu Á-Thái Bình Dương lỡ hẹn các Mục tiêu phát triển bền vững

Theo báo cáo mới được Ủy ban Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (ESCAP) công bố, với tốc độ tiến bộ hiện tại, khu vực sẽ chỉ đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) vào năm 2062, tức là sẽ chậm 32 năm so với kế hoạch. Báo cáo về tiến trình thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững năm 2024 chỉ ra những thách thức dai dẳng về đói nghèo, bất bình đẳng giới và giữa các địa phương là những nút thắt chính.
Một nhà máy xử lý và tái chế các thiết bị công nghệ thông tin tại Mỹ, (Ảnh EWASTE+)

Tương lai thị trường tái chế rác thải công nghệ

Mức độ phát sinh và khối lượng tích lũy chất thải điện tử hằng năm ngày càng cao trên toàn cầu đang trở thành một mối đe dọa lớn với môi trường. Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Allied Market Research, thị trường tái chế tài sản công nghệ thông tin (ITAD) được dự báo sẽ tăng gần gấp ba, lên 144 tỷ USD vào năm 2028 so với mức 50 tỷ USD ghi nhận năm 2020.
Khám xác định bệnh nghề nghiệp tại Công ty Châu Tiến (huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).

Hậu quả nặng nề do môi trường làm việc độc hại

Hàng chục công nhân từng làm việc tại một công ty chuyên sản xuất bột đá ở Nghệ An được phát hiện mắc bệnh bụi phổi silic. Nhiều người trong số này chết nhanh chóng và không ít trường hợp đang phát bệnh nặng. Đây được xem là trường hợp mất an toàn lao động dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất từ trước tới nay, ở địa phương vùng Bắc Trung Bộ này.
Mô hình tổ chức tiếp nhận và quản lý dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia.

Hiện đại hóa hệ thống tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia

Chiều 15/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo Quan trắc môi trường toàn quốc, có chủ đề “Hệ thống tích hợp dữ liệu quan trắc môi trường quốc gia và Công bố thông tin về chất lượng môi trường”, với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ các Bộ, ngành, các Viện nghiên cứu, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
Đại biểu thông tin tại Hội thảo.

Đóng góp ý kiến xử lý vệ sinh môi trường Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

Ngày 13/12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành phố Đà Nẵng (Liên hiệp Hội) phối hợp cùng Hội Nghề cá thành phố và Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang tổ chức hội thảo “Tuyên truyền và phổ biến kiến thức về vệ sinh môi trường trong đó có Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang”.
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ phát biểu tại hội thảo.

Giới thiệu công nghệ giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Ngày 9/12, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo “Công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt - Thực trạng và giải pháp” với mục tiêu cung cấp khái quát một bức tranh toàn cảnh về thực trạng vấn đề chất thải rắn sinh hoạt tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Toàn cảnh bãi chứa rác của công ty cổ phần Vietstar.

Cần thay đổi công nghệ xử lý rác để giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Củ Chi

Là bãi xử lý rác có diện tích lớn nhất của Thành phố Hồ Chí Minh nhưng khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc đặt tại huyện Củ Chi đang khiến đời sống của nhiều hộ dân ở địa phương này trở nên ngột ngạt, bức xúc vì phải đối mặt với mùi hôi thối, ô nhiễm bốc lên từ các “núi rác” suốt 20 năm qua.
Công nghệ xử lý rác không hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến mùi hôi, nước thải rò rỉ ra môi trường xung quanh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân.

Ám ảnh mùi hôi từ Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc

Từ năm 2003, thời điểm Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc (huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh) được xây dựng để xử lý rác cho thành phố, tuy nhiên điều đáng lo ngại là nhiều người dân sống ở khu vực này phải nhiều năm liền chịu đựng mùi hôi, thối bốc lên từ bãi tập kết rác.
Bể biogas của trại lợn bị rách bạt, nước thấm trực tiếp ra ngoài.

Kon Tum: Trại lợn không phép gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Trại chăn nuôi lợn thịt tại thôn 5, xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum, hiện đang xả thải ra ngoài, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến đời sống người dân nơi đây. Thế nhưng qua 2 lần xảy ra sự cố, Đoàn kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của huyện Đăk Hà đều không phát hiện ra trại chăn nuôi này chưa có giấy phép môi trường để đi vào hoạt động.
Khói bốc lên từ một nhà máy ở Cattenom, Pháp. (Ảnh REUTERS)

EU nỗ lực chống ô nhiễm môi trường

Liên minh châu Âu (EU) mới đây công bố kế hoạch hạn chế ô nhiễm môi trường do rò rỉ vi nhựa từ các hạt nhựa được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp. Đây là một bước đi tích cực của EU hướng tới bảo vệ sức khỏe người dân, trong bối cảnh ô nhiễm môi trường bị ví như "sát thủ thầm lặng", dẫn đến hàng nghìn ca tử vong ở các nước trong khu vực.
Khu vực nước rỉ rác ứ đọng, gây ô nhiễm môi trường tại tổ 70, phường Hòa Khánh Nam. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Cần sớm khắc phục sự cố nước rỉ rác tràn ra môi trường tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng

Tình trạng rò rỉ nước thải tại bãi rác lớn nhất Đà Nẵng đã được cải thiện, tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều hộ dân tại tổ 70, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng tiếp tục phản ánh tình trạng nước thải đen ngòm từ bãi rác chảy ra kênh hở, gây ô nhiễm nặng.
Rạch Xuyên Tâm đi qua quận Bình Thạnh, Gò Vấp ô nhiễm nặng sắp được cải tạo, chỉnh trang.

Sớm bồi thường cho 1.880 trường hợp Dự án rạch Xuyên Tâm

Ngày 24/10, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hoàng Anh Dũng xác nhận, đã triển khai công tác cắm ranh mốc trên thực địa, làm cơ sở để hai quận Bình Thạnh, Gò Vấp thực hiện công tác đo vẽ hiện trạng, kiểm kê nhà đất của các hộ dân; từ đó, triển khai đền bù giải phóng mặt bằng cho 1.880 hộ dân của Dự án nạo vét, cải tạo môi trường, xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (gọi tắt là dự án rạch Xuyên Tâm).
Cơ sở sản xuất bao bì nhựa không tên tại địa chỉ số 255-257 đường Trịnh Quang Nghị (Phường 7, Quận 8).

Sớm di dời cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư

Đoàn kiểm tra liên ngành Quận 8 vừa tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bao bì nhựa không tên tại địa chỉ số 255-257 đường Trịnh Quang Nghị (Phường 7, Quận 8). Đây là cơ sở bị người dân chung quanh than phiền, vì quá trình hoạt động gây ra mùi khét, tiếng ồn, khiến người dân rất bức xúc, ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày; tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật và hỏa hoạn.