Ngày 28/3, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh), trong khuôn khổ Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu năm 2025 đã diễn ra tọa đàm với chủ đề “Ứng dụng AI cho doanh nghiệp & thương mại điện tử xuyên biên giới dành cho hàng nông sản”.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), nông sản là nhóm duy nhất chìm trong sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày hôm qua (24/3). Riêng giá mặt hàng đậu tương nối dài chuỗi suy yếu sang phiên thứ 5 liên tiếp.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), tâm lý thận trọng vẫn đang bao trùm trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong tuần giao dịch vừa qua. Đóng cửa, chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,2% lên 2.283 điểm. Trên thị trường kim loại, giá bạc đánh dấu tuần thứ hai liên tiếp tăng giá, chạm mức cao nhất trong vòng 4 tháng. Trong khi đó, giá ca cao quay trở lại mốc 7.867 USD/tấn - mức thấp nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây.
Theo Báo cáo Kinh tế Hồi giáo toàn cầu (SGIE), các chuyên gia dự báo chi tiêu cho sản phẩm và dịch vụ Halal sẽ đạt mức 1.670 tỷ USD vào năm 2025. Ðây là cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến vào thị trường Halal nếu như có sự đầu tư bài bản, hiệu quả.
Ngày 7/3, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn cho biết: Trong 2 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu, đường chuyên dụng, lối thông quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tiếp tục được duy trì ổn định, thông suốt.
Xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt, đặc biệt trong lĩnh vực nông, thủy sản, thực phẩm chế biến và vật liệu xây dựng. Thương vụ Việt Nam tại Australia khuyến nghị các doanh nghiệp Việt cần tận dụng cơ hội gia tăng xuất khẩu sang nước này ngay từ đầu năm 2025.
Tâm lý thận trọng bao trùm thị trường hàng hóa nguyên liệu trong tuần giao dịch vừa qua (24/2 - 2/3). Lực bán rất mạnh đã kéo chỉ số MXV-Index rơi 3,5% xuống 2.264 điểm - mức thấp nhất theo tuần kể từ đầu năm cho tới nay. Đóng cửa, toàn bộ 4 nhóm hàng chìm sâu trong sắc đỏ, trong đó, chỉ số giá nhóm nông sản giảm mạnh nhất, gần 5,4%. Tương tự, thị trường kim loại cũng chứng kiến giá của toàn bộ 10 mặt hàng cùng lao dốc…
Ủy ban nhân dân hai tỉnh Bà RịaVũng Tàu, Bình Phước vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030” (theo Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ) trên địa bàn.
Theo MXV, sắc đỏ bao phủ thị trường nông sản trong phiên giao dịch hôm qua. Đáng chú ý, giá ngô giảm 2,5% về mức 189 USD/tấn vào hôm qua, ghi nhận phiên thứ 5 liên tiếp suy yếu. Thị trường hiện đang ở mức thấp nhất kể từ giữa tháng 1, trong bối cảnh các thông tin cơ bản mới đều gây sức ép lên giá.
Trước tình trạng rau không tiêu thụ được tại các xã Tân Thủy, An Hòa Tây (huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre), Hội Nông dân và nhiều tổ chức chính trị-xã hội đã khẩn trương vào cuộc hỗ trợ tiêu thụ.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết, trong phiên giao dịch ngày hôm qua (19/2), tình hình thời tiết tại các khu vực Nam Mỹ có nhiều tín hiệu chuyển biến tích cực đã tạo sức ép lên giá các mặt hàng nông sản.
Từ cuối năm 2024 và đầu năm 2025, Liên minh châu Âu (EU) liên tục đưa ra các quy định mới nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm và phát triển bền vững nhằm giảm tác động môi trường và bảo đảm chất lượng nông sản. Điều này đang đặt ra thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc đáp ứng tiêu chuẩn nhằm đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tiềm năng này.
Thời gian qua, ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ nông dân tiêu thụ nông sản thông qua sàn thương mại điện tử. Việc này không chỉ giúp nông dân có cơ hội tiếp cận được đông đảo người tiêu dùng, mở rộng thị trường, mà còn là chìa khóa để nâng cao giá trị, khẳng định chất lượng và sức cạnh tranh.
Năm 2024, các thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam tiếp tục là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU). Với mục tiêu kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản năm 2025 đạt khoảng 65 tỷ USD, việc giữ vững và tạo đà tăng trưởng tại khu vực thị trường chủ lực là yêu cầu quan trọng.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn MENAS (MENAS) cùng Viện ứng dụng Khoa học công nghệ và Đào tạo Mekong (MEFAST) vừa ký kết hợp tác song phương về phát triển hệ sinh thái văn hóa nông nghiệp thông qua quảng bá, xúc tiến thương mại nông sản, sản phẩm OCOP, đặc biệt là chuỗi giá trị các nông sản đã đạt chứng nhận “Chỉ dẫn địa lý” tại các địa phương trong giai đoạn 2025-2027.
Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết sắc xanh chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới trong ngày giao dịch hôm qua (6/2). Sau phiên lao dốc trước, thị trường nông sản đã hồi phục nhanh chóng khi 6 trên 7 mặt hàng đồng loạt tăng giá. Bên cạnh đó, thị trường kim loại cơ bản cũng nhận được sự hỗ trợ từ những kỳ vọng về chính sách thúc đẩy kinh tế mới của Trung Quốc. Kết phiên, chỉ số MXV-Index tăng nhẹ 0,14% lên mức 2.316 điểm.
Trở lại sau ngày nghỉ lễ Martin Luther King, bảng giá các mặt hàng nhóm nông sản bao phủ bởi sắc xanh với 7 trên 7 mặt hàng đều tăng giá. Đáng chú ý, giá đậu tương hợp đồng tháng 3/2025 tăng vọt 3,22%, lên mức cao nhất trong hơn 3 tháng.
Thời gian giáp Tết Nguyên đán, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các mặt hàng nông sản, thực phẩm rất lớn. Tại các siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích, chợ truyền thống..., hàng nông sản được bày bán rất đa dạng, phong phú.
Việt Nam đang tích cực thực hiện các cam kết tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26), hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050 thông qua Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), sắc đỏ cũng áp đảo trên bảng giá nhóm nông sản với nhiều mặt hàng như: lúa mì, ngô, đậu tương cùng đi xuống.
Theo Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ngày hôm qua tạm ngưng giao dịch do nghỉ Tết. Trong phiên giao dịch cuối năm, ngược với xu hướng chung của thị trường, toàn bộ 7 mặt hàng nhóm nông sản đồng loạt khởi sắc.
Năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước đạt 62,5 tỷ USD - mức cao kỷ lục từ trước đến nay, tăng 18,7% so với năm 2023. Dự báo, năm 2025, ngành nông nghiệp còn nhiều dư địa tăng trưởng xuất khẩu với sự rộng mở của các thị trường tiềm năng, hứa hẹn đạt và vượt mục tiêu kim ngạch 64-65 tỷ USD.
Tây Nam Bộ được mệnh danh là “vương quốc trái cây”, chiếm 70% sản lượng cây ăn quả cả nước, trong đó có nhiều loại trái ngon, đặc sản có lợi thế cạnh tranh, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng như: vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, sầu riêng, nhãn tiêu, thanh long...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao kỷ lục 62,5 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm 2023; giá trị xuất siêu nông lâm thủy sản tiếp tục đạt mức kỷ lục mới 17,9 tỷ USD, tăng 46,8%.
Cuối tháng 10/2024, lần đầu Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp tổ chức “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu-VIETNAM OCOPEX”, mở ra chặng đường mới cho các sản phẩm OCOP Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Sau hơn 6 năm triển khai, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã góp phần quan trọng khẳng định và nâng tầm giá trị của các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn.
Những ngày này, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đang đẩy nhanh sản xuất, đa dạng về mẫu mã, nâng cao chất lượng thực phẩm, nông sản phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Theo dự báo, nhu cầu thực phẩm, nông sản dịp Tết năm nay tăng khoảng từ 10 đến 20% so với dịp Tết năm 2024.
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội chính thức khai mạc tối 26/12, giới thiệu tới công chúng hơn 1.000 dòng sản phẩm, thực phẩm chế biến, sản phẩm OCOP tiêu biểu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ, làng nghề truyền thống của thành phố Hà Nội và 25 tỉnh, thành phố trong cả nước.
Lâm Đồng được đánh giá là địa phương tiên phong trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Chỉ số đổi mới sáng tạo địa phương (PII) năm 2023 Lâm Đồng xếp thứ 15/63 tỉnh, thành, xếp thứ 1 vùng Tây Nguyên; năm 2024 xếp thứ 21/63 tỉnh, thành, xếp thứ 1 vùng Tây Nguyên.
Ngày 19/12, tại Hà Nội, Trung tâm Chuyển đổi số và thống kê nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số hỗ trợ tiếp cận thị trường nông sản và góp ý hoàn thiện Phần mềm AgriDataGo”.