Toàn cảnh xã Việt Dân (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), xã nông thôn mới đầu tiên trong cả nước.
Toàn cảnh xã Việt Dân (thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh), xã nông thôn mới đầu tiên trong cả nước.

Nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh

Những năm qua, xác định mục tiêu phát triển nông nghiệp phải gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu, nâng cao, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp hiện đại và xây dựng nông thôn mới văn minh, nông dân giàu có. Đây là hướng đi đúng để “tam nông” cất cánh với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, đa dạng về hình thức, từng bước tạo nền tảng vững chắc để nông dân, doanh nghiệp nắm bắt cơ hội phát triển ngày càng bền vững.

Đến nay, nhiều hoạt động chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp đã được tỉnh Quảng Ninh thực hiện, áp dụng vào thực tiễn và mang lại hiệu quả cao.

Điển hình như đã phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, phát triển vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung; đẩy mạnh ứng dụng hệ thống quản lý, sản xuất an toàn thực phẩm, phát triển vùng cây ăn quả tập trung tại các địa phương như huyện Đầm Hà và Tiên Yên; phát triển các trung tâm sản xuất giống công nghệ cao về cây lâm nghiệp ở Quảng Yên, Ba Chẽ, Tiên Yên; tôm, cá biển ở Móng Cái, Đầm Hà; nhuyễn thể ở Vân Đồn; thủy sản nước ngọt ở Đông Triều, Quảng Yên...

Nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh ảnh 1

Mô hình nuôi cá tầm ở xã vùng cao, huyện miền núi Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.

Cùng với đó, việc thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Toàn tỉnh Quảng Ninh đã có hơn 1.000ha cây trồng được cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, bao gồm: 150,1ha lúa và 79,7ha rau các loại; 32,77ha chè, 311ha na, 395ha vải, 51,5ha cây có múi; 329ha quế, 45ha lúa rươi.

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động đầu tư máy móc, công nghệ hiện đại trong sản xuất, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Công tác chuyển giao, chuyển đổi giống mới, chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa nông sản cũng được thực hiện đồng bộ.

Toàn tỉnh Quảng Ninh đã có hơn 1.000ha cây trồng được cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, bao gồm: 150,1ha lúa và 79,7ha rau các loại; 32,77ha chè, 311ha na, 395ha vải, 51,5ha cây có múi; 329ha quế, 45ha lúa rươi.

Nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh ảnh 2

Mô hình trồng na mang lại hiệu quả kinh tế cao ở xã Việt Dân, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Xã Tiền An là vùng chuyên canh sản xuất rau lớn của thị xã Quảng Yên với tổng diện tích 950ha, trong đó có 170ha trồng rau an toàn.

Người dân và các doanh nghiệp tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm. Một số mô hình, kỹ thuật mới trong sản xuất rau an toàn đang được áp dụng, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Hướng tới nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, các mô hình sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh đã tích cực vận dụng nguyên tắc “6 không” là: không thuốc trừ sâu; không phân bón hóa học; không kích thích tăng trưởng; không chất bảo quản; không sử dụng giống biến đổi gen; không làm đất ô nhiễm.

Các mô hình sản xuất hữu cơ trên địa bàn tỉnh đã tích cực vận dụng nguyên tắc “6 không” là: không thuốc trừ sâu; không phân bón hóa học; không kích thích tăng trưởng; không chất bảo quản; không sử dụng giống biến đổi gen; không làm đất ô nhiễm.

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiền An Vũ Ngọc Hùng cho biết: Xuất phát điểm là một xã nông nghiệp, nhưng chúng tôi không coi đó là điểm yếu, mà biến nó trở thành động lực trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, các khu quy hoạch vùng trồng rau đã được đầu tư hạ tầng giao thông, kênh tưới tiêu, bảo đảm phục vụ đi lại, sản xuất và thông thương; duy trì và thực hiện tốt mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực bảo đảm bền vững.

Đồng thời, xã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và chế biến nông sản; các hộ dân chủ động các biện pháp sản xuất theo hướng áp dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ổn định. Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển khá, đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân trong xã.

Nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh ảnh 3

Mô hình trồng cam canh ở xã Việt Dân, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Toàn tỉnh hiện có hơn 1.000ha sản xuất hàng hóa nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP; 28 cơ sở có chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực chăn nuôi; hơn 400 cơ sở áp dụng chương trình quản lý chất lượng tiên tiến; 14 vùng trồng cây ăn quả, 5 cơ sở đóng gói quả tươi và 9 công ty xuất khẩu thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; duy trì 16 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận với 59 loại sản phẩm.

Có thể khẳng định, các hình thức liên kết, tổ chức tiêu thụ sản phẩm giữa doanh nghiệp và người sản xuất cũng ngày càng nhiều và mang lại hiệu quả.

Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng, phát triển được 40 chuỗi liên kết sản phẩm ở các địa phương, với sự tham gia của 26 hợp tác xã; đã thực hiện phê duyệt và triển khai hỗ trợ 21 dự án liên kết cấp huyện cho khoảng 659 cá nhân, tổ chức và duy trì 16 chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn có xác nhận với 59 loại sản phẩm các loại.

Quảng Ninh hết sức năng động, sáng tạo trong việc cụ thể hóa nghị quyết của Trung ương trong điều kiện của tỉnh qua từng giai đoạn; ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh; ưu tiên dành nguồn lực tập trung cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng nông thôn, miền núi, hải đảo. Bên cạnh việc bố trí ngân sách địa phương, tỉnh cũng sáng tạo trong việc huy động nguồn lực xã hội. Cùng với đó, tỉnh huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lồng ghép khéo léo các chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở từng địa bàn, có cơ chế để phát huy vai trò, tinh thần nỗ lực của người dân tự vươn lên thoát nghèo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh

Để đưa ngành nông nghiệp Quảng Ninh từng bước hội nhập, đổi mới và vận dụng hiệu quả những thành tựu của nền nông nghiệp theo xu thế hiện đại, tỉnh đã đặt ra các giải pháp chiến lược và bền vững.

Trong đó, tập trung vào phát triển các mô hình luân canh, sản xuất kinh doanh tổng hợp trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; đẩy mạnh đầu tư phát triển cơ sở sản xuất tôm giống; tổ chức lại khai thác hải sản theo hướng phát triển tàu có công suất lớn, đánh bắt xa bờ, giảm dần tàu thuyền có công suất nhỏ khai thác ven bờ, gắn với bảo vệ an ninh chủ quyền vùng biển quốc gia và an ninh, an toàn trong vùng biển quốc tế.

Tiếp tục phát triển, hình thành các trang trại trong chăn nuôi quy mô lớn và vừa; tập trung phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm trồng trọt chủ lực của tỉnh; cấp mã vùng sản xuất.

Phát triển các vùng sản xuất hàng hóa theo nhóm trục sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp địa phương; xây dựng và hoàn thiện các hồ sơ vùng trồng, diện tích và địa điểm, các hàng rào kỹ thuật tiến tới xuất khẩu.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu, nhất là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý.

Nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh ảnh 4

Phong trào thực hiện Ngày chủ nhật xanh đã lan tỏa đến các xã, phường từ nông thôn, miền núi đến thành thị.

Bài học kinh nghiệm xuyên suốt trong việc thực hiện 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, đó là phải bắt đầu từ tư duy. Tỉnh đã thật sự đổi mới toàn diện, mạnh mẽ tư duy phát triển, nhất là tư duy phát triển bền vững, tăng trưởng xanh, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau; kiên trì thực hiện chủ trương quy hoạch đi trước một bước, trong đó khai thác tốt lợi thế cạnh tranh tạo ra từ các hệ thống giao thông chiến lược, đồng bộ đã và đang hoàn thành để thúc đẩy mạnh mẽ liên kết vùng, nội vùng, hình thành các vùng động lực, hành lang phát triển mới để đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế, phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp, đổi mới tổ chức phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp và ở nông thôn.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký

Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, tỉnh Quảng Ninh xác định mục tiêu xây dựng nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp; nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả theo mô hình tăng trưởng xanh, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu; nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phát huy bản sắc văn hóa, an ninh trật tự được giữ vững.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, giải pháp tỉnh Quảng Ninh đặt lên hàng đầu là tập trung triển khai 3 đột phá chiến lược trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị và các vùng.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, giải pháp tỉnh Quảng Ninh đặt lên hàng đầu là tập trung triển khai 3 đột phá chiến lược trong xây dựng nông thôn mới. Trong đó, phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, hiện đại, bảo đảm kết nối nông thôn - đô thị và các vùng.

Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy cho biết: Trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao hiện nay, tỉnh tiếp tục huy động mọi nguồn lực hợp pháp đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước để tập trung đầu tư các công trình, dự án hạ tầng kinh tế-xã hội động lực có sức lan tỏa, là “vốn mồi” để kích hoạt thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào khu vực nông nghiệp, nông thôn nhằm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, thu hẹp chênh lệch vùng miền.

Bảo đảm phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, miền, địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch, dịch vụ, công nghiệp với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hóa theo hướng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".

Giờ đây, trong sản xuất nông nghiệp không chỉ sản xuất ra nhiều nông sản là đủ, mà phải là những nông sản có lợi thế thị trường để mang lại giá trị cao. Không chỉ liên kết trong nội bộ các khâu sản xuất nông nghiệp mà là liên kết giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ, mô hình tổ chức sản xuất phải ưu thế, tôn trọng hợp tác, sánh ngang các nước trong khu vực.

Các vùng nông thôn Quảng Ninh trên tiến trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu song không tách rời quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Làm sao để cuộc sống, thu nhập của người dân khu vực nông thôn ngày càng được nâng lên, hướng đến mặt bằng chung của vùng đô thị hiện nay.

Nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh ảnh 5

Mô hình trồng dưa hữu cơ ở xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh.

Tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đến năm 2025 có 5/7 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 58/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 367/458 thôn đạt chuẩn nông thôn mới, 80% số hộ dân được sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt quy chuẩn của Bộ Y tế, thu nhập bình quân của người dân đạt hơn 90 triệu đồng/người/năm.

Tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới thông minh giàu đẹp, văn minh, hiện đại, người nông dân có thu nhập cao, đời sống hạnh phúc.

Nông thôn mới không chỉ mang lại diện mạo mới tại các làng quê, thôn xóm trên địa bàn Quảng Ninh, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đời sống sung túc, thôn, khu văn minh, quản lý dân chủ.

Kết quả này củng cố niềm tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và là tiền đề quan trọng để tỉnh bước vào giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu hiện đại, văn minh, nâng cao chất lượng các chỉ tiêu, tiêu chí và cuộc sống nhân dân.

Sau 12 năm thực hiện hai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo, Quảng Ninh có 98/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% (cả nước đạt 73,06%); có 56/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 57,1% (cả nước có 937 xã, đạt 11,4%); có 26/98 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đạt 26,5% (cả nước có 110 xã, đạt 1,34%); 13/13 đơn vị huyện đạt chuẩn nông thôn mới, đạt 100% (cả nước có 255 huyện, đạt 39,6%). Hết năm 2022, tỉnh đã cơ bản đạt các nội dung theo bộ tiêu chí quốc gia tỉnh, thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh

back to top