Nỗ lực hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Với những giải pháp linh hoạt, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân cho nên thời gian qua chương trình xây dựng nông thôn mới trên thành phố Hà Nội đang mang lại những kết quả khả quan. Nhờ xây dựng nông thôn mới, đến nay diện mạo vùng nông thôn ở Hà Nội đang thay đổi từng ngày, cuộc sống người dân được nâng lên so với trước đây.
0:00 / 0:00
0:00
Mô hình sản xuất hoa lan ở huyện Mê Linh.
Mô hình sản xuất hoa lan ở huyện Mê Linh.

Đến nay, tổng kinh phí huy động thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới từ năm 2021 đến quý 3 năm 2023 trên địa bàn thành phố Hà Nội là 53.271 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách thành phố 22.529 tỷ đồng, ngân sách huyện 25.223 tỷ đồng và ngân sách xã 2.332 tỷ đồng.

Thay đổi diện mạo vùng nông thôn

Về huyện Thường Tín hôm nay, trên những con đường được nhựa, bê-tông hóa rợp sắc hoa chúng tôi mới thấy được những thành quả mà chương trình xây dựng nông thôn mới đem lại.

Ngoài ra, qua xây dựng nông thôn mới người dân trên địa bàn huyện đã nhận thức được về tầm quan trọng về giữ gìn, bảo vệ môi trường giúp đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp.

Trước đây, chưa thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giao thông đường nội đồng tuy được cứng hóa nhưng chưa nhiều. Do đó, người nông dân chúng tôi rất vất vả khi thu hoạch nông sản, nhất là khi trời mưa. Nhưng nay, đường đã được cứng hóa tạo điều kiện cho nhân dân thúc đẩy phát triển sản xuất.

Anh Hà Văn Phóng, xã Lê Lợi, huyện Thường Tín

Điểm nổi bật trong phong trào xây dựng nông thôn mới của Thường Tín đó là hệ thống đường trục xã, liên xã, trục thôn, liên thôn, xóm đã được nhựa, bê-tông hóa đạt 100%; hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, không còn phòng học tạm, phòng học cấp bốn dột nát. Đến nay, có 74 trường được công nhận và dự kiến công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Chị Hoàng Thị Nga, xã Quất Động, huyện Thường Tín phấn khởi cho chúng tôi biết: “Xã Quất Động đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Từ việc xây dựng nông thôn mới đã giúp người dân chúng tôi được hưởng lợi nhiều. Đường làng, ngõ xóm khang trang, sạch đẹp hơn trước đây; hệ thống đường nội đồng, kênh mương cứng hóa giúp sản xuất nông nghiệp thuận lợi hơn”.

Đến nay, kết quả thực hiện 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, xã Tô Hiệu có 12 tiêu chí đạt, sáu tiêu chí cơ bản đạt và một tiêu chí chưa đạt.

Anh Hà Văn Phóng, xã Lê Lợi chia sẻ: “Trước đây, chưa thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới giao thông đường nội đồng tuy được cứng hóa nhưng chưa nhiều. Do đó, người nông dân chúng tôi rất vất vả khi thu hoạch nông sản, nhất là khi trời mưa. Nhưng nay, đường đã được cứng hóa tạo điều kiện cho nhân dân thúc đẩy phát triển sản xuất”.

Nỗ lực hoàn thành xây dựng nông thôn mới ảnh 1

Mô hình trồng dưa lưới ở thị trấn Phúc Thọ, huyện Phúc Thọ (Hà Nội).

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín Đào Hồng Thái cho biết: “Năm 2017 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, từ đó đến nay luôn giữ vững xã chuẩn nông thôn mới và tiếp tục thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao”.

Đến nay, trên địa bàn huyện Đan Phượng có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; hết năm 2022 toàn huyện có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu năm 2023 ba xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Đến nay, kết quả thực hiện 19/19 tiêu chí theo Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, xã Tô Hiệu có 12 tiêu chí đạt, sáu tiêu chí cơ bản đạt và một tiêu chí chưa đạt.

Góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng Nguyễn Thạc Hùng chia sẻ: “Đến nay, trên địa bàn huyện có 15/15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; hết năm 2022 toàn huyện có 12 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; phấn đấu năm 2023 ba xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”.

Xây dựng nông thôn mới đã giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng phát triển. Hiện nay, nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh

Qua việc xây dựng nông thôn mới nâng cao đã giúp kinh tế các xã phát triển, nhiều vùng sản xuất nông nghiệp được cấp mã số vùng trồng. Trên địa bàn xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới như: Mô hình sản xuất rau hữu cơ của Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ công nghệ cao Cuối Quý, sản xuất nấm hữu cơ ở Hợp tác xã nấm Nghĩa Minh, trồng lan hồ điệp của Hợp tác xã Đan Hoài, sản xuất nho hạ đen kết hợp du lịch sinh thái, trải nghiệm ở các xã Đan Phượng, Phương Đình.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh cho biết: “Xây dựng nông thôn mới đã giúp thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn ngày càng phát triển. Hiện nay, nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cho nhân dân”.

Nỗ lực hoàn thành xây dựng nông thôn mới ảnh 2

Nông thôn mới giúp các làng nghề trên địa bàn huyện Phúc Thọ phát triển.

Trên địa bàn huyện đã hình thành các vùng sản xuất chuyên canh như lúa hàng hóa tập trung, vùng sản xuất rau an toàn, vùng cây ăn quả và vùng nuôi trồng thủy sản.

Đến nay, toàn huyện có sáu mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Các mô hình liên kết đã tạo ra sự chuyển biến tích cực, giúp người dân phát triển và tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu.

Đến nay, trên địa bàn thành phố tất cả các huyện, thị xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, thành phố cũng có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn

Theo Giám đốc Hợp tác xã Sản xuất và dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà xã Ninh Sở, huyện Thường Tín Bùi Thị Thanh Hà: “Phương thức canh tác tiên tiến trồng rau trong nhà màng giúp giảm thiểu sự ảnh hưởng bất thuận của thời tiết, sâu bệnh gây hại ít. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân hữu cơ góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường, tạo sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Qua đánh giá, doanh thu của Hợp tác xã đạt khoảng 6 tỷ đồng/năm, tạo việc làm ổn định cho hơn 10 lao động tại địa bàn.

Phấn đấu thêm nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết: “Đến nay, trên địa bàn thành phố tất cả các huyện, thị xã đã đạt chuẩn nông thôn mới. Ngoài ra, thành phố cũng có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”.

Có được những kết quả đó, phải kể đến sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ thành phố đến cơ sở; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đồng lòng, chung sức của nhân dân. Bên cạnh đó, các huyện, thị xã thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại cơ sở; giao ban định kỳ hằng tháng để tập trung chỉ đạo việc thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, các xã cũng bám sát các văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố, huyện để xây dựng nông thôn mới và kế hoạch triển khai thực hiện; rà soát các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo các mức độ để xây dựng lộ trình, kế hoạch cụ thể thực hiện bảo đảm mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

Nỗ lực hoàn thành xây dựng nông thôn mới ảnh 3

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới ở huyện Mê Linh.

Thành phố Hà Nội phấn đấu từ nay đến cuối năm hoàn thiện hồ sơ ba huyện là: Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh đề nghị Trung ương công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ngoài ra, thành phố phấn đấu có thêm 61 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 33 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn: “Để thực hiện mục tiêu này thành phố sẽ tập trung chỉ đạo và ưu tiên dành nguồn lực đầu tư bảo đảm hoàn thành các tiêu chí xây dựng huyện nông thôn mới, huyện nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu”.

Đến nay, huyện Thường Tín có sáu xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và một xã nông thôn mới kiểu mẫu. Năm 2023, huyện phấn đấu có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Duyên Thái, Quất Động, Văn Phú, Chương Dương, Tự Nhiên, Thắng Lợi, Tô Hiệu, Hiền Giang, Nguyễn Trãi và ba xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.

Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, tập huấn để nâng cao nhận thức cho người dân; tập trung giải quyết những vấn đề, nội dung bức thiết nhằm động viên, chia sẻ, huy động nội lực, khơi dậy tinh thần đoàn kết, tính trách nhiệm và sự đồng thuận trong nhân dân trong xây dựng nông thôn mới.

Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Từ Đức Mạnh cho biết: “Đến nay, trên địa bàn có sáu xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và một xã nông thôn mới kiểu mẫu. Năm 2023, huyện phấn đấu có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gồm: Duyên Thái, Quất Động, Văn Phú, Chương Dương, Tự Nhiên, Thắng Lợi, Tô Hiệu, Hiền Giang, Nguyễn Trãi và ba xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”.

Thời gian tới, huyện Thường Tín duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với huyện, xã nông thôn mới, tiến tới xây dựng huyện, xã nông thôn mới nâng cao, xã nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, bảo đảm việc xây dựng nông thôn mới là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững, kinh tế phát triển, hạ tầng kinh tế xã hội hiện đại, môi trường sinh thái trong lành, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng quê...

Mặt khác, thành phố cũng yêu cầu các sở, ban, ngành tập trung phối hợp, hướng dẫn các huyện, thị xã hoàn thiện hồ sơ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Các huyện, thị xã đẩy mạnh tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới, phát động và tổ chức các cuộc thi về gìn giữ bảo vệ môi trường, vệ sinh đường làng ngõ xóm, đồng ruộng; đẩy mạnh phân loại rác thải tại các hộ gia đình, chỉnh trang diện mạo nông thôn, góp phần tạo môi trường nông thôn sáng-xanh-sạch-đẹp.

Cùng với đó, sẽ xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao nhằm nâng cao mức hưởng thụ về văn hóa, thu hút người dân nông thôn tham gia vào các hoạt động này.

Nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thôn văn hóa; xây dựng con người, gia đình, cộng đồng và môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xã hội nông thôn mới…