Vở tuồng "Thị Kính - Thị Mầu" do các nghệ sĩ Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn phục vụ người dân, du khách chiều 28/9. (Ảnh: ANH ĐÀO)
Vở tuồng "Thị Kính - Thị Mầu" do các nghệ sĩ Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn phục vụ người dân, du khách chiều 28/9. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu”

NDO - Chiều nay (28/9), Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh Đà Nẵng biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” của cố giáo sư Hoàng Châu Ký. Vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” thuộc thể loại tuồng thơ, được cố Giáo sư Hoàng Châu Ký sáng tác và đạo diễn Hoàng Hoài Nam - con trai cố Giáo sư Hoàng Châu Ký dàn dựng cho Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh từ năm 2011.

Vở tuồng được sáng tác dựa theo truyện Quan Âm Thị Kính, có tham khảo vở Tuồng Quan Âm Thị Kính trước kia và tham khảo vở chèo cùng tên. So với nguyên mẫu tích truyện cũ, điểm khác biệt của vở tuồng này là bên cạnh tô đậm phẩm chất tốt đẹp, nỗi oan khiên của Thị Kính, về mặt tư tưởng còn có ý bênh vực Thị Mầu (trong khi tuồng xưa thì lên án), đả phá chế độ phong kiến…

Thị Kính hiền lành, nhẫn nhục chịu đựng mọi bất công, ngang trái nhưng rồi cũng kết liễu cuộc đời mình bằng một cái chết âm thầm, đơn độc, bi thiết.

Thị Mầu cố vùng lên, muốn phá vỡ những ràng buộc từng bao đời trói chặt phụ nữ trong bao lề thói của xã hội phong kiến. Nhưng sự vùng dậy đơn độc, có khi quá quắt nhưng chỉ gặt được tình cảm bi đát.

Vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” do các diễn viên gạo cội của Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn, mang lại rất nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem. Sự hóa thân vào nhân vật của các nghệ sĩ đã mang đến cho khán giả sự đồng cảm rất lớn, cũng như sự thấu hiểu về giá trị của vở diễn và những ý nghĩa sâu xa mà vở diễn gửi gắm cho người xem. Đây cũng là nỗ lực rất lớn của Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh nhằm phục vụ người dân, du khách, để sân khấu luôn sáng đèn.

Giáo sư Hoàng Châu Ký (1921-2008) là một nhà hoạt động tuồng tài hoa trên nhiều lĩnh vực: nghiên cứu, đạo diễn, sáng tác, quản lý, giảng dạy. Từ công việc quản lý, nghiên cứu, diễn giả, soạn tuồng, đạo diễn và cả diễn viên, ông đều để lại trong lòng khán giả, đồng nghiệp những tình cảm trìu mến, quý trọng. Trong cuộc đời và sự nghiệp hoạt động của mình, ông nhận được nhiều giải thưởng, khen tặng của Nhà nước, các bộ ngành Trung ương đến địa phương. Gần đây nhất, ông được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học-Nghệ thuật năm 2022.

Vở tuồng "Thị Kính - Thị Mầu" do các nghệ sĩ Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn: Nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Thị Minh Hải trong vai Thị Kính; Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Thanh Tiền trong vai Thị Mầu; Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Tấn Đông vai Lý trưởng; nghệ sĩ Thu Thảo trong vai Mụ Đốp, nghệ sĩ Bá Huỳnh vai Phú ông, nghệ sĩ Bích Huệ vai Tiểu đồng, nghệ sĩ Trung Tám vai Sư ông và các diễn viên khác.

Chùm ảnh phóng viên thực hiện tại Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh, chiều 28/9:

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 2

Nỗi oan Thị Kính bắt đầu từ một đêm khi chăm sóc chồng mình tại thư phòng... (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 3

Nỗi oan khuất bắt đầu khi gia đình chồng Thị Kính đuổi cô về nhà cha mẹ ruột... (Ảnh ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 4

Vai diễn Thị Mầu do Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Thanh Tiền đảm nhận. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 5

Nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Thị Minh Hải trong vai Thị Kính; Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Thanh Tiền trong vai Thị Mầu, cả hai thể hiện xuất sắc từng cung bậc tình cảm, cũng như nỗi đau nhân vật. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 6

Nghệ sĩ ưu tú Huỳnh Thị Minh Hải hóa thân xuất sắc trong vai Thị Kính. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 7

Vở diễn mang đến cho khán giả nhiều cung bậc cảm xúc với sự hóa thân vào từng nhân vật của các nghệ sĩ. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 8

Cảnh Lý trưởng và mụ Đốp đối chất về việc làng, việc tổng. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 9

Phân cảnh Thị Mầu khai nhận trước làng và Lý trưởng về việc "không chồng mà chửa". (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 10

Thị Kính bị oan. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 11

Thị Mầu bị dân làng đuổi đi, buộc giết con, cô đã đến nơi Thị Kính đang tu hành và để đứa con ở lại đó. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 12

15 năm trôi qua, đứa trẻ bị bỏ rơi ngày nào lớn lên bên cha mình là Thị Kính. Sau khi mất vì bạo bệnh, nỗi oan khuất của Thị Kính mới được giải thoát. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 13

Kết thúc vở diễn là hình ảnh Thị Kính hóa thân thành Phật, Thị Mầu sau khi mất cũng được người dân đưa vào miếu thờ. (Ảnh: ANH ĐÀO)

Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh biểu diễn vở tuồng “Thị Kính - Thị Mầu” ảnh 14

Khán giả tặng hoa cảm ơn các nghệ sĩ Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh sau khi hoàn thành vở diễn “Thị Kính - Thị Mầu”. (Ảnh: ANH ĐÀO)

back to top