Dự báo, trong 6-24 giờ tới, lũ trên các sông ở Quảng Bình khả năng tiếp tục xuống chậm và vẫn ở mức trên báo động 3. Tình trạng ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng tiếp tục duy trì ở vùng hạ lưu sông Kiến Giang, đặc biệt tại các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh.
Nhiều hộ dân trên địa bàn các xã vùng cao thuộc huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế) đi rừng làm rẫy bị kẹt do mưa bão số 6. Đến sáng nay (29/10), đã có 15 người dân tại xã Hồng Bắc trở về nhà an toàn.
Theo bản tin nhanh lúc 7 giờ của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vị trí tâm bão số 6 cách Đà Nẵng khoảng 95km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-88km/giờ), giật cấp 11. Dự báo, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 15km/giờ.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 10 giờ ngày 26/10, vị trí tâm bão ở trên vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 510km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 14. Bão di chuyển với tốc độ khoảng 20km/giờ.
Sinh sống dưới chân bãi thải tây của Công ty Than Khánh Hòa đổ đất, đá cao như núi, người dân xóm Nam Tiền, xã Phúc Hà, thành phố Thái Nguyên (Thái Nguyên) phải đối mặt với nguy cơ sạt lở, bụi, lũ lụt, tiếng ồn và mong muốn được di chuyển đến nơi ở mới để ổn định đời sống lâu dài.
Trong ngày 30/9, mặc dù điều kiện thời tiết không thuận lợi, nhưng các lực lượng chức năng của tỉnh Hà Giang vẫn tích cực triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn vụ sạt lở đất trên Quốc lộ 2 và di dời khẩn cấp nhiều hộ dân nằm trong vùng nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn.
Sáng 27/9, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi) Phan Anh Quang cho biết, qua kiểm tra thực địa tại vị trí núi Mang Kà Muồng, thôn Nước Tang, xã Sơn Bao đã phát hiện các vết nứt đất đe dọa nhiều hộ dân và điểm trường mầm non.
Ngày 21/9, tỉnh Vĩnh Phúc công bố Quyết định số 1367/QĐ-CT của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình huống khẩn cấp về thiên tai và Lệnh xây dựng công trình khẩn cấp xử lý sự cố sạt lở bờ sông Lô tương ứng đoạn từ K0+650-K0+850 đê tả Lô, địa phận xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô.
Những ngày qua, tại K00+700 đê tả Lô thuộc địa phận thôn Hồng Đường, xã Bạch Lưu (Sông Lô, Vĩnh Phúc) đã xảy ra sạt lở lớn, chiều dài dọc theo bờ sông trên 100m. Vị trí sạt lở cách mặt đê khoảng 20m, có nguy cơ rất cao ảnh hưởng đến đê tả Sông Lô và sự an nguy của các hộ dân tại đây.
Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Nam Giang (Quảng Nam) cho biết, chiều 19/9, các lực lượng chức năng của xã Đắc Pre và cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Đắc Pring (huyện Nam Giang) đã tổ chức sơ tán khẩn cấp 11 hộ, với 41 nhân khẩu của thôn 56B (xã Đắc Pre), nơi có nguy cơ sạt lở đất đến nơi an toàn.
Dự báo, trong 24 giờ tới, mực nước lũ ở hạ lưu sông Hồng tại Nam Định, Ninh Bình còn ở mức cao (trên báo động 2) nên vẫn còn nguy cơ ảnh hưởng đến đê bối ven sông, sạt lở đê, kè tại các vị trí xung yếu.
Thời gian vừa qua, trên khu vực vùng núi các tỉnh Bắc Bộ liên tục có mưa lớn kéo dài, đất đá đã bão hòa, lũ trên các sông đã xuống, tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở đất ngay cả khi không mưa.
Trước những diễn biến phức tạp về mưa lũ và ngập úng tại các tỉnh miền bắc trong những ngày gần đây, trưa 11/9, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đã có cuộc thông tin nhanh với báo chí về dự báo diễn tiến mưa lũ và ngập úng trong những ngày tiếp theo.
Dù được bệnh viện điều trị tích cực, nhưng do thương tích quá nặng, nạn nhân bị thương trong vụ sạt lở đất tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng đã tử vong.
Vụ sạt lở đất vào rạng sáng nay tại huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng vùi lấp một phần ngôi nhà, 3 người trong gia đình may mắn thoát nạn, 1 người bị vùi lấp thiệt mạng.
Trong những ngày qua, tại tỉnh Bắc Kạn đã xuất hiện liên tiếp nhiều vị trí có nguy cơ sạt lở cao và rất cao, đe dọa tính mạng và tài sản của hơn 70 hộ dân.
Ngày 15/3, tại buổi kiểm tra khắc phục sự cố sạt lở khiến một ngôi nhà bị sụt xuống sông Cầu tại khu Vạn Phúc, phường Vạn An, thành phố Bắc Ninh, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh yêu cầu rà soát, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân khu vực ven sông có nguy cơ sạt lở.
Nhiều trụ sở cơ quan hành chính huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi xây dựng ngay dưới chân núi. Mưa lớn, đất đá đổ tràn vào khuôn viên, phòng làm việc của nhiều đơn vị khiến nhiều cán bộ, nhân viên lo sợ bị vùi lấp.
Ngày 15/10, Ủy ban nhân dân quận Sơn Trà (thành phố Đà Nẵng) đã ra công văn về việc cấm phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa và thực hiện chốt chặn ngay tại vị trí đường Hoàng Sa nối lên chùa Linh Ứng.
Sáng 26/9, thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết, mưa lớn trong ngày 25 và đêm 26 trên diện rộng đã làm ngập một số tuyến đường và gây chia cắt giao thông trên khu vực biên giới thuộc huyện Minh Hóa.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Thừa Thiên Huế ra công điện khẩn yêu cầu các địa phương, các chủ hồ chứa thủy lợi, thủy điện khẩn trương triển khai các phương án ứng phó áp thấp nhiệt đới, bảo đảm an toàn trên biển; cấm tàu thuyền ra khơi từ 7 giờ sáng ngày 25/9.
Ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi đề nghị xử lý nghiêm chủ đầu tư, nhà thầu thi công lấn sông khi thi công thủy điện Sông Liên 1 tại huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng vừa có Quyết định 2863/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp sự cố sạt lở đất núi tại phường Vạn Hương, Ngọc Xuyên (quận Đồ Sơn) do ảnh hưởng bão số 3.
Hơn 60 hộ dân nằm trọn trong cung sạt trượt với nhiều vết nứt lớn quanh bản. Thấp thỏm, lo sợ, bất an; tải sản và tính mạng bị đe dọa; mỗi khi trời mưa, nhiều hộ dân phải di tản ra lán nương để ở… đó là tâm trạng, thực trạng của người dân bản Ma Sang, xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu hiện nay.