

Đảng Cộng sản Việt Nam")},3000);
Chúng tôi xin thông báo để các cơ quan, đoàn thể, đơn vị, trường học và bạn đọc đặt mua các ấn phẩm Báo Nhân Dân theo thông tin sau:
Đường dây nóng: (84) 24 393 82413
Xin trân trọng cảm ơn!
#Ngoại giao vaccine
Có 24 kết quả
Chỉ trong thời gian ngắn, từ vị trí quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine ngừa Covid-19 thấp, Việt Nam đã trở thành một trong những nước tiêm chủng hàng đầu thế giới. Hãng tin Nga Sputnik nhận định, thành quả nêu trên phần lớn nhờ nỗ lực thần tốc, không ngừng nghỉ của chiến lược “ngoại giao vaccine” của Việt Nam.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 được dự báo còn diễn biến phức tạp, đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có giải pháp căn cơ hơn trong công tác phòng, chống dịch để chuyển đổi linh hoạt sang trạng thái bình thường mới, phục hồi nền kinh tế.
Trong chiến lược phòng, chống đại dịch Covid-19 hiện nay, tiêm vaccine miễn phí là chủ trương nhất quán, khẳng định sự quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước đối với sức khỏe và tính mạng của nhân dân.
Ngày 27/9, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ tiếp nhận 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 do Chính phủ Đức viện trợ cho Việt Nam.
Chiều ngày 15/9, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã điện đàm với Ngài Ahmad Hassen Al-Hammadi, Tổng thư ký Bộ Ngoại giao Nhà nước Qatar. Hai bên cũng nhất trí tăng cường hợp tác trong việc phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Thứ trưởng Phạm Quang Hiệu nhắc lại đề nghị phía Qatar hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine và trang thiết bị y tế phòng, chống dịch Covid-19.
Tham gia Đoàn công tác của Chủ tịch Quốc hội tại ba nước châu Âu, Bộ trưởng Công thương Nguyễn Hồng Diên trực tiếp chỉ đạo hệ thống nhân viên thương vụ tích cực làm việc với các đối tác tìm kiếm vaccine, thuốc điều trị, vật tư y tế.
Ngày 8/9, trong khuôn khổ chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đến Bỉ và Liên minh châu Âu (EU), Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi gặp làm việc với đại diện Tập đoàn Univercells và các đối tác tài chính, Cơ quan Thương mại và đầu tư vùng Wallonie về khả năng hợp tác sản xuất vaccine, vaccine ngừa Covid-19, thuốc chữa bệnh...
Với những nỗ lực đã triển khai đến nay, dự kiến trong tháng 9, Việt Nam có thể nhận thêm khoảng 16-17 triệu liều vaccine ngừa Covid-19, đồng thời cần tiếp tục cố gắng để đạt số lượng vaccine chuyển về nhiều hơn.
Chiều 6/9, tại Trụ sở Chính phủ, Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn. Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo một số bộ ngành đã trả lời các câu hỏi mà các nhà báo quan tâm trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm lưu thông hàng hóa…
Chiều tối 5/9 theo giờ địa phương, tại thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo, tại cuộc gặp sáu Đại sứ Việt Nam tại châu Âu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các Đại sứ tiếp tục quan tâm mọi mặt đời sống, sinh hoạt của cộng đồng, đề nghị chính quyền sở tại bảo đảm y tế và an toàn sức khỏe, hỗ trợ sinh kế cho cộng đồng người Việt Nam.
Ngày 25/8, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra Lễ tiếp nhận tượng trưng 300 nghìn liều vaccine Astra Zeneca ngừa Covid-19 do Chính phủ Romania gửi tặng Việt Nam.
Phát biểu tại cuộc họp Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine ngày 24/8, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, ngoại giao vaccine vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ dài hạn và là “mặt trận” quyết định thành công chiến lược vaccine của Chính phủ.
Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine sẽ triển khai vận động quyết liệt, đồng bộ ở kênh lãnh đạo cấp cao và các cấp, các kênh song phương và đa phương, trong nước và thông qua các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, dưới mọi hình thức trực tiếp và trực tuyến để tranh thủ tối đa thời cơ, cơ hội tiếp cận vaccine nhanh nhất, nhiều nhất và sớm nhất.
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine, chiều 16/8, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì cuộc họp đầu tiên của Tổ công tác.
Ngày 13/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1399/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm Tổ trưởng Tổ công tác. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ làm Tổ phó Thường trực và Thứ trưởng Y tế Trương Quốc Cường làm Tổ phó Tổ công tác.
Ngày 11/8, Chính phủ Hungary đã quyết định tặng Chính phủ Việt Nam 100.000 liều vaccine Astra Zeneca và 100.000 bộ xét nghiệm kháng thể nhanh để đối phó với đại dịch Covid-19.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, ngày 28/7, Chính phủ Anh công bố viện trợ 415 nghìn liều vaccine phòng Covid-19 cho Việt Nam. Trước đó, ngày 26/7, Chính phủ Séc cũng công bố viện trợ cho Việt Nam 250 nghìn liều vaccine.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, ngay trong tháng 7 sẽ có 12 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 phân bổ cho các địa phương đang có dịch; tỉnh, thành phố là đầu tàu kinh tế... để tiêm cho các đối tượng ưu tiên theo Nghị quyết 21 của Chính phủ.
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, ngày 22/7, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã trả lời câu hỏi đề nghị cập nhật thông tin về 3 triệu liều vaccine Moderna do Hoa Kỳ viện trợ cho Việt Nam qua COVAX và kết quả công tác “ngoại giao vaccine” của Việt Nam.
Ngay từ những ngày đầu đại dịch Covid-19 bùng phát trên thế giới và xuất hiện trong nước, Việt Nam đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu của nhân dân, Chính phủ các nước và các tổ chức quốc tế về trang thiết bị, vật tư y tế phòng chống dịch.
Việt Nam đặt mục tiêu 150 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 để tiêm phòng cho 70% dân số. Đến nay, Việt Nam đã có cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều và đang đàm phán mua 55 triệu liều. Trong chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử, Bộ Y tế đưa ra 16 nhóm đối tượng và 4 nhóm tỉnh, thành phố được ưu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19.