Bản Piêng Coọc, xã Mai Sơn, huyện 30a Tương Dương (Nghệ An) nằm sát biên giới Việt Nam-Lào, nơi đây có 53 hộ với 425 nhân khẩu, 100% là đồng bào người H'Mông sinh sống.
Đời sống của đồng bào nơi vùng phên dậu này gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo cao. Tình hình an ninh chính trị tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp, bọn tội phạm, nhất là tội phạm ma túy lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của một số người dân để buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy. Hệ thống cơ sở chính trị hoạt động không hiệu quả, khiến nhiều chủ trương, nghị quyết của Đảng chậm đi vào cuộc sống.
Cuối năm 2021, Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp, đảng viên Đặng Quốc Khánh, được Đồn Biên phòng Nhôn Mai giới thiệu về sinh hoạt tại Chi bộ bản Piêng Coọc.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
Nhận nhiệm vụ ở địa bàn hết sức khó khăn, cách xa đơn vị hàng chục km đường rừng, lại là người miền xuôi, ngôn ngữ của đồng bào còn bất đồng, nhưng anh đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại, dần đưa Piêng Coọc trở thành điểm sáng trong nhiều năm liền.
Thiếu tá Đặng Quốc Khánh ba bám, bốn cùng với bà con. Mặc dù có thể giao tiếp với mọi người bằng tiếng Thái vì hầu hết người H'Mông ở đây đều có thể nói được tiếng Thái những anh vẫn tranh thủ học tiếng H'Mông mọi lúc mọi nơi, để gần gũi với người dân và cơ sở hơn.
Về Piêng Coọc, Thiếu tá Đặng Quốc Khánh ba bám, bốn cùng với bà con. Mặc dù có thể giao tiếp với mọi người bằng tiếng Thái vì hầu hết người H'Mông ở đây đều có thể nói được tiếng Thái những anh vẫn tranh thủ học tiếng H'Mông mọi lúc mọi nơi, để gần gũi với người dân và cơ sở hơn.
Thiếu tá Đặng Quốc Khánh tham gia cải tạo đường giao thông trong bản. |
Những ngày đầu về sinh hoạt tại chi bộ, thấy chi bộ có khá đông đảng viên nhưng nội dung sinh hoạt qua loa; trong sinh hoạt thì có ít tiếng nói phê bình, đấu tranh của đảng viên, Nghị quyết của chi bộ đề ra đều là những vấn đề chung chung không cụ thể; sao chép máy móc...
Qua nắm tình hình thực tế, Thiếu tá Khánh đã tham mưu cho đồng chí Bí thư Chi bộ về việc nghiên cứu, ra nghị quyết lãnh đạo hàng tháng sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại bản mình, không sao chép nơi khác. Tổ chức sinh hoạt cũng nhiều nội dung hơn.
Sau một thời gian ngắn về dự sinh hoạt tại Chi bộ Piêng Coọc, anh Khánh đã dần tạo nên “làn gió mới” trong sinh hoạt chi bộ, khi các ý kiến đóng góp của đảng viên dần sôi nổi và tâm huyết hơn; tinh thần đấu tranh xây dựng, phê bình được nâng lên... Sinh hoạt chi bộ được ghi chép đầy đủ theo Hướng dẫn 08 của Tỉnh ủy Nghệ An.
Bộ đội Biên phòng Nghệ An tổ chức các hoạt động trải nghiệm làm chiến sĩ cho các cháu học sinh
Thiếu tá Khánh cho biết: “Nghị quyết chi bộ đề ra đã dần bám sát thực tiễn tại địa bàn hơn và không còn đề ra nhiệm vụ chung chung”. Điển hình như chi bộ ra Nghị quyết vận động người dân đưa trâu bò, vật nuôi ra nuôi cách xa nơi ở của bà con. Để tiến hành được nội dung này các đảng viên trong chi bộ đã sinh hoạt, đóng góp ý kiến thống nhất ra nghị quyết thực hiện.
Sau khi có nghị quyết, Ban quản lý bản họp thống nhất ra các quy định, quy ước liên quan. Các đảng viên trong chi bộ, già làng, trưởng bản vừa gương mẫu thực hiện trước vừa đi từng nhà, gặp gỡ từng người để vận động nhân dân làm theo. Từ đó, đã dần tạo được sự đồng thuận, thống nhất và đến nay cơ bản các gia đình đã đưa trâu bò, vật nuôi ra nuôi cách xa nơi ở của bà con.
Không chỉ có vậy, đến nay, Piêng Coọc không còn tình trạng chăn nuôi gia súc thả rông không bảo đảm vệ sinh. Để bảo đảm lâu dài, bà con đã thống nhất trích kinh phí của bản, rào bằng dây thép gai để ngăn chặn trâu bò vào các nhà dân, nhằm bảo đảm an toàn và vệ sinh thôn bản.
Hay, Thiếu tá Khánh còn tham mưu cho chi bộ ra nghị quyết, vận động cán bộ, nhân dân ra quân làm giao thông nông thôn, nên giờ đây người dân trong bản đã thoát được cảnh đi lại lầy lội vào mùa mưa lũ.
Thiếu tá Khánh còn tham mưu cho chi bộ ra nghị quyết, vận động cán bộ, nhân dân ra quân làm giao thông nông thôn, nên giờ đây người dân trong bản đã thoát được cảnh đi lại lầy lội vào mùa mưa lũ.
Không chỉ nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, tính gương mẫu đi đầu trong việc thực hiện Nghị quyết và các phong trào mà Ban quản lý bản đề ra, Thiếu tá Khánh còn quan tâm tạo dựng hoạt động có hiệu quả của các đoàn thể, mặt trận.
Qua các hoạt động này đã phát hiện ra các quần chúng ưu tú để bồi dưỡng kết nạp đảng. Trong năm 2023, Thiếu tá Khánh và chi bộ đã xây dựng, bồi dưỡng và kết nạp đảng cho quần chúng Và Bá Sáu (25 tuổi). Ngoài ra, còn tạo nguồn được một số quần chúng ưu tú khác.
Khi về sinh hoạt tại bản, điều mà anh Khánh quan tâm nhất là vận động Nhân dân phát triển kinh tế gia đình. Với lợi thế đất rộng, phù hợp với chăn nuôi, anh đã tham mưu chi bộ ra nghị quyết, và vận động người dân trong bản nuôi bò vỗ béo.
Thiếu tá Đặng Quốc Khánh hướng dẫn đồng bào cách chăm sóc bò vỗ béo. |
Khi về sinh hoạt tại bản, điều mà anh Khánh quan tâm nhất là vận động Nhân dân phát triển kinh tế gia đình. Với lợi thế đất rộng, phù hợp với chăn nuôi, anh đã tham mưu chi bộ ra nghị quyết, và vận động người dân trong bản nuôi bò vỗ béo.
Để cho bà con thấy được hiệu quả của việc nuôi bò vỗ béo, Anh đã tham mưu đơn vị triển khai mô hình nuôi bò vỗ béo tại tổ công tác. Đơn vị đã đầu tư kinh phí mua những con bò gầy về chăm sóc, kết hợp trồng cỏ voi, bảo đảm nguồn dinh dưỡng, sau một thời gian bò phát triển bán lại được giá cao hơn. Nhờ đó, đã thuyết phục được nhiều hộ tham gia chương trình nuôi bò vỗ béo.
Không chỉ có vậy, anh Khánh đã tham mưu cho đơn vị và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Tương Dương hỗ trợ cho sáu gia đình có chí hướng vươn lên được vay vốn 50 triệu đồng/gia đình với lãi suất 0 đồng để mua bò vỗ béo trong vòng ba năm. Trong đó có hai gia đình anh Và Bá Lầu và Và Chư Nụ được anh Khánh trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ.
Anh Và Bá Lầu cho biết, nhờ sự hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc chu đáo của Thiếu tá Khánh, cứ ba đến bốn tháng, gia đình tôi lại xuất bán một lứa bò béo, trừ chi phí cũng lãi từ hai đến bốn triệu đồng/con. Mặc dù từ đầu năm 2024 đến nay, giá trâu bò xuống thấp nhưng sáu hộ dân nói trên đã hoàn trả đầy đủ vốn trước thời hạn cho nhà nước.
Thiếu tá Đặng Quốc Khánh còn tham mưu cho đơn vị và Ban quản lý bản Piêng Coọc vận động kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ, tặng quà Tết cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn và các cháu học sinh nghèo vượt khó.
Cũng trong năm 2023, không chỉ hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp điểm trường mầm non Piêng Coọc đáp ứng nhu cầu học tập của các cháu mà các nhà hảo tâm trong tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ mở bếp ăn tại trường, hỗ trợ hơn 200 nghìn đồng/bữa ăn cùng nhu yếu phẩm hằng ngày và may đồng phục cho các cháu…
Vận động, kết nối nhà hảo tâm tặng quà cho người nghèo Piêng Coọc. |
Piêng Coọc trước đây là bản trọng điểm về ma túy. Nhiều người nhẹ dạ, cả tin bị kẻ xấu dụ dỗ bị “dính” vào ma túy. Nhưng mấy năm gần đây do làm tốt công tác tuyên truyền của các cấp, ngành; đặc biệt, Công an Nghệ An triển khai có hiệu quả Đề án "Xã biên giới sạch về ma túy”; đồng thời, chi bộ cũng làm tốt công tác giáo dục đến mỗi đảng viên và quần chúng nhân dân; nêu cao trách nhiệm của mỗi đảng viên trong công tác tuyên truyền, vận động họ hàng, người thân của mình tuyệt đối không được “dính” đến ma túy dưới mọi hình thức. Đến thời điểm này, trong bản không có người nghiện ma túy...
Bộ đội biên phòng Nghệ An tiếp tục phá án ma túy lớn
Bí thư Chi bộ bản Piêng Coọc Và Bá Dế cho biết: Từ khi Đồn biên phòng Nhôn Mai phân công đồng chí Khánh lên sinh hoạt tạm thời tại chi bộ, ngoài tham mưu cho chi bộ bản trong công tác phát triển Đảng, mỗi năm chi bộ kết nạp được một đồng chí đảng viên, chất lượng hoạt động chi bộ và các đoàn thể ngày càng hiệu quả, cùng với đó là việc phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; bảo đảm an ninh, chính trị vùng biên…
Sự đổi thay hôm nay của bản Piêng Coọc có sự đóng góp của người cán bộ mang quân hàm xanh Đặng Quốc Khánh. Những đóng góp đó đã được bà con Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
Tự nguyện gánh trên vai cả hai trọng trách, đằng sau vinh dự, anh Khánh và những người lính Biên phòng vẫn trăn trở làm sao tìm phương cách để đời sống bà con thêm ổn định, no ấm, để biên giới ngày thêm vững chắc...