Người dân làm thủ tục tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Hưng Yên. (Ảnh TRẦN HẢI)

Ngành bảo hiểm xã hội nỗ lực, quyết tâm triển khai ngay nhiệm vụ

Tính đến ngày 30/1, số người tham gia bảo hiểm xã hội trên cả nước đã đạt 18,058 triệu người, tăng 4,54% so cùng kỳ năm 2023. Ngay từ những ngày đầu năm, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung cao độ, nỗ lực, quyết tâm triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2024.
Ảnh: Tống Giáp.

Thông tin chính sách lao động-việc làm, an sinh xã hội tới đối tác quốc tế và doanh nghiệp FDI

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giới thiệu thông tin rộng rãi những nội dung dự kiến sửa đổi và những điểm mới của chính sách về lao động, việc làm và an sinh xã hội đến các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là cộng đồng đối tác quốc tế và các doanh nghiệp FDI .
Phỏng vấn lao động trực tuyến. (Ảnh: HCES)

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp

Từ khi ban hành chính sách tới nay, số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng nhanh qua các năm, tạo áp lực lớn đối với việc cung cấp dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp. Đến hết năm 2022, số lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp vượt mốc hơn 14,3 triệu người. Vì thế, rất cần nâng cao chất lượng và hiệu quả của dịch vụ bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là dịch vụ tư vấn-giới thiệu việc làm cho lao động thất nghiệp.
Giải quyết thủ tục hành chính cho người dân tại Bộ phận "một cửa" UBND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. (Ảnh Đăng Duy)

Tăng lương cơ sở, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp áp dụng ra sao?

Mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang sẽ tăng lên 1,8 triệu đồng mỗi tháng từ ngày 1/7/2023. Như vậy, với lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp cũng tăng; mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa không quá 9 triệu đồng/tháng.
Người lao động làm thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Một số chính sách với người lao động khi thôi việc, mất việc làm

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, từ cuối tháng 4 và tháng 5, diễn biến của thị trường lao động khó khăn hơn. Số lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng việc làm lên tới gần 510 nghìn người, chiếm khoảng 3,4% tổng số lao động. Dưới đây là một số chính sách đáng quan tâm với người lao động khi thôi việc, mất việc làm.
Phỏng vấn lao động tại phiên giao dịch việc làm ở Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: Nhật Quang)

Luật Việc làm (sửa đổi) hướng tới phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại

Một trong những nội dung đáng quan tâm trong hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) là nhóm chính sách về quản trị thị trường lao động. Mục tiêu sửa đổi nhằm tạo điều kiện phát triển thị trường lao động đồng bộ, hiện đại, linh hoạt, thống nhất, hội nhập, có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước .
Lao động làm thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Nhiều nội dung về chính sách bảo hiểm thất nghiệp cần sửa đổi

Một trong những nội dung trọng tâm của hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi) là các quy định liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp. Sửa đổi chính sách này cần phù hợp định hướng sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội và chủ trương bỏ mức lương cơ sở theo Nghị quyết số 27-NQ/TW.