Để bảo đảm quyền lợi cho người bệnh bảo hiểm y tế, đặc biệt là với các bệnh nhân nặng được tạo điều kiện thuận lợi khi lên tuyến trên điều trị, mới đây trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đề xuất người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, bệnh nặng sẽ được chuyển thẳng cơ sở y tế tuyến trên mà không cần theo trình tự khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, không cần giấy chuyển tuyến.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục xem xét Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Tại các tổ thảo luận, cũng như thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi, đồng thời đề nghị sửa đổi một số quy định để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
Ngày 31/10, Quốc hội đã thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Nhiều vấn đề nóng được các đại biểu quan tâm kiến nghị, như bổ sung quy định thanh toán cho bệnh nhân bảo hiểm y tế phải mua thuốc, vật tư y tế ở ngoài, yêu cầu công khai số dư tiền bảo hiểm y tế hằng năm và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Theo đại biểu Quốc hội, các bệnh như ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường đang chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí điều trị. Việc sàng lọc các bệnh này chưa được bảo hiểm y tế chi trả gây lãng phí tiềm năng phòng ngừa bệnh tật của hệ thống y tế.
Theo Thông tư số 22/2024/TT-BYT, từ ngày 1/1/2025, nếu các bệnh viện không cung cấp đủ thuốc, vật tư y tế thì người bệnh sẽ được kê đơn và được Bảo hiểm Y tế thanh toán. Tuy nhiên Bộ Y tế khẳng định đây chỉ là giải pháp tình thế để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người bệnh phải tự bỏ tiền túi mua thuốc ngoài để điều trị.
Trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế. Qua đó, hướng tới mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt liên quan đến việc hoàn trả chi phí khi người bệnh phải tự mua thuốc do thiếu nguồn cung tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ.
Sáng 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024 với nhiều nội dung quan trọng. Phiên họp xem xét, cho ý kiến đối với 4 nội dung: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế; Dự án Luật Dữ liệu; Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất sửa đổi, bổ sung khái niệm, nội hàm giám định bảo hiểm y tế tại dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) hiện đang được lấy ý kiến. Đây là vấn đề cần thiết, có tính cấp bách nhằm khắc phục tối đa hạn chế, vướng mắc, bất cập của Luật Bảo hiểm y tế hiện hành.
Tại Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng, trong đó có 4 dự án luật mới, gồm: Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Nhà giáo, Luật Dữ liệu và Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí bổ sung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Trong hai ngày 15-16/7/2024, tại Hải Dương, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn công tác đối ngoại và bồi dưỡng kiến thức hội nhập quốc tế của ngành bảo hiểm xã hội Việt Nam năm 2024 cho Bảo hiểm xã hội 32 tỉnh, thành phố khu vực phía bắc.
Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, trong 5 tháng đầu năm, toàn quốc có số chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế là 54.885 tỷ đồng (chiếm 45,1% dự toán chi của năm). Nhiều địa phương có chi phí thanh toán tuyệt đối gia tăng cao trong 5 tháng đầu năm, tỷ lệ gia tăng chi phí từ 22-52% so với cùng kỳ năm trước, nhiều địa phương có nguy cơ vượt dự toán chi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế năm 2024...
Nhân dịp 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, đợt cao điểm các hoạt động truyền thông chính sách sẽ tập trung từ ngày 24/6 đến 8/7 với các hình thức phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương .
Ngày 16/5, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp Bệnh viện Đại học Y Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế và một số vấn đề về bảo hiểm y tế”.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong 4 tháng đầu năm 2024, chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc tăng gần 5.600 tỷ đồng so với năm 2023. Một số địa bàn có sự gia tăng rất lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng …
Bộ Y tế thông tin thêm về một số nội dung trong Nghị định số 75/2023/NĐ-CP để có thể thực hiện đúng theo quy định nhằm bảo đảm quyền lợi cho người dân được hưởng chính sách bảo hiểm y tế.
Chính sách pháp luật về bảo hiểm y tế hiện nay đã có một số quy định không còn phù hợp sự phát triển kinh tế-xã hội; có nội dung mới phát sinh; một số nội dung không phù hợp các quy định mới của hệ thống pháp luật…
Thời gian qua, diện bao phủ bảo hiểm y tế tăng nhanh và phát triển bền vững. Đến năm 2023, cả nước đã có hơn 93,3 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, tăng gấp 2,3 lần so với năm 2008, đạt tỷ lệ bao phủ 93,35% dân số, tiệm cận với mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.
Nhằm giải quyết các vướng mắc, bất cập phát sinh cũng như tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả Quỹ Bảo hiểm y tế; bảo đảm thống nhất với Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các luật, quy định có liên quan, Bộ Y tế đang phối hợp cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Thời gian qua, tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn còn diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, địa phương . Điều này ảnh hưởng tới việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động. Một trong những nguyên nhân do pháp luật hiện hành chưa quy định rõ về hành vi chậm đóng, trốn đóng làm cơ sở áp dụng biện pháp xử lý, chế tài tương ứng.
Trong 2 tháng đầu năm 2024, có hơn 27,7 triệu lượt khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Con số này tăng hơn 3 triệu lượt, tương đương mức tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2023. Số tiền đề nghị thanh toán là hơn 19,3 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 20 % so với cùng kỳ năm ngoái.
Để tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Nghị định số 75/2023/NĐ-CP, Bộ Y tế hướng dẫn thêm về nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế.
Theo Bộ Y tế, trong quá trình thực hiện Luật Bảo hiểm y tế đã phát sinh những vướng mắc, bất cập, hạn chế cần được điều chỉnh. Do đó, cơ quan này đã xây dựng dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế dự kiến trình lên tại kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV vào tháng 5/2024.
Tính đến ngày 30/1, số người tham gia bảo hiểm xã hội trên cả nước đã đạt 18,058 triệu người, tăng 4,54% so cùng kỳ năm 2023. Ngay từ những ngày đầu năm, toàn ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tập trung cao độ, nỗ lực, quyết tâm triển khai các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao năm 2024.
Trong năm 2023, Bộ Y tế và Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ, đạt được những kết quả quan trọng trong quản lý nhà nước, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế. Hai bên đã phối hợp tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi); trình cấp có thẩm quyền ban hành các nghị định, nghị quyết, chỉ thị về chính sách bảo hiểm y tế trong tình hình dịch bệnh, phát triển chính sách bảo hiểm y tế, nâng cao hoạt động y tế cơ sở; bổ sung nhiều quyền lợi, nhóm được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế…