Ngày 21/11, tại trụ sở Bảo hiểm xã hội Việt Nam diễn ra Hội thảo quốc tế nâng cao năng lực thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong giai đoạn phát triển mới, do Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức.
Để bảo đảm quyền lợi cho người bệnh bảo hiểm y tế, đặc biệt là với các bệnh nhân nặng được tạo điều kiện thuận lợi khi lên tuyến trên điều trị, mới đây trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đề xuất người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh hiếm, bệnh nặng sẽ được chuyển thẳng cơ sở y tế tuyến trên mà không cần theo trình tự khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, không cần giấy chuyển tuyến.
Ngày 15/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp Bảo hiểm xã hội tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp”.
Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế.
Hiện nay, cơ quan bảo hiểm xã hội đã cung cấp nhiều kênh thông tin, nhiều tiện ích để người dân tham gia bảo hiểm y tế biết được thời hạn sử dụng thẻ, số tiền đóng bảo hiểm y tế của mình.
Sáng 12/11, tại Hà Nội, Viện Dư luận xã hội và Vụ Xã hội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Y tế đồng tổ chức tọa đàm về “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội, góp phần triển khai hiệu quả các chính sách của ngành y tế”.
Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiếp tục xem xét Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Tại các tổ thảo luận, cũng như thảo luận tại hội trường, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí với sự cần thiết phải sửa đổi, đồng thời đề nghị sửa đổi một số quy định để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.
Theo Bảo hiểm xã hội Hà Nội, có 584 cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố nhận đăng ký khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu cho người tham gia bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội tỉnh khác phát hành năm 2025.
Tại Hà Nội, một số đối tượng mạo danh Bảo hiểm xã hội thành phố gửi giấy mời đến học sinh và phụ huynh yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân để thay đổi, bổ sung thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID. Cơ quan chức năng khẳng định không yêu cầu phụ huynh, học sinh-sinh viên, người dân cập nhật thông tin thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID. Do đó, cần thận trọng để bảo đảm thông tin cá nhân của người sử dụng được bảo mật, tránh bị kẻ xấu lợi dụng, lừa đảo.
Ngày 31/10, Quốc hội đã thảo luận về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Nhiều vấn đề nóng được các đại biểu quan tâm kiến nghị, như bổ sung quy định thanh toán cho bệnh nhân bảo hiểm y tế phải mua thuốc, vật tư y tế ở ngoài, yêu cầu công khai số dư tiền bảo hiểm y tế hằng năm và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Theo đại biểu Quốc hội, các bệnh như ung thư, tăng huyết áp, đái tháo đường đang chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí điều trị. Việc sàng lọc các bệnh này chưa được bảo hiểm y tế chi trả gây lãng phí tiềm năng phòng ngừa bệnh tật của hệ thống y tế.
Theo Thông tư số 22/2024/TT-BYT, từ ngày 1/1/2025, nếu các bệnh viện không cung cấp đủ thuốc, vật tư y tế thì người bệnh sẽ được kê đơn và được Bảo hiểm Y tế thanh toán. Tuy nhiên Bộ Y tế khẳng định đây chỉ là giải pháp tình thế để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng người bệnh phải tự bỏ tiền túi mua thuốc ngoài để điều trị.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế vừa được tổ chức, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị các địa phương xem xét, đánh giá việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế trong chín tháng năm 2024, tình hình quyết toán chi bảo hiểm y tế năm 2023 và các vấn đề cần lưu ý trong thực hiện chính sách những tháng cuối năm 2024 để kiểm soát nguy cơ bội chi quỹ Bảo hiểm y tế.
Sáng 25/10, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội thảo xây dựng Thông tư quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng, cập nhật, ghi thông tin, cấu trúc danh mục và hướng dẫn thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.
Trong quá trình xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã chủ động tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế. Qua đó, hướng tới mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia, thụ hưởng chính sách.
Chiều 24/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Một trong những vấn đề được các đại biểu quan tâm là quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt liên quan đến việc hoàn trả chi phí khi người bệnh phải tự mua thuốc do thiếu nguồn cung tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Thực trạng thiếu thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế diễn ra thời gian dài tại một số cơ sở y tế trên cả nước đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác khám, điều trị và đặc biệt là người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Không ít cơ sở y tế vẫn còn gặp "vướng mắc" trong thực hiện mua sắm, đấu thầu; vẫn có tình trạng thiếu cục bộ ở một số bệnh viện; có nơi còn tâm lý e dè khi thực hiện đấu thầu, nhưng cũng có những cơ sở y tế chỉ thiếu với một số mặt hàng như thuốc hiếm, thuốc có giá quá rẻ hoặc với mặt hàng mà cơ sở y tế ít có bệnh nhân điều trị do đứt gẫy nguồn cung.
Dự thảo Luật Bảo hiểm y tế được sửa đổi, bổ sung đề xuất bỏ thủ tục chuyển tuyến đối với một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cấp chuyên môn cao để giảm thủ tục, tạo thuận lợi, giảm chi tiền túi cho người dân, tiết kiệm chi phí cho quỹ.
Thanh Hóa có 71 đơn vị sự nghiệp y tế công lập cấp tỉnh và cấp huyện, trong đó có 69 đơn được giao quyền tự chủ tài chính và 558 trạm y tế xã, phường, thị trấn.
Qua 9 tháng đầu năm nay, số người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ghi nhận sự tăng trưởng, phát triển so với cùng kỳ năm trước trong bối cảnh nền kinh tế-xã hội chịu “tác động kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và thách thức bên trong. Dự kiến, các chỉ tiêu về độ bao phủ cả năm 2024 sẽ vượt so với Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ giao.
Theo quy định hiện hành, thẻ bảo hiểm y tế không còn ghi thông tin về thời hạn sử dụng thẻ. Tuy nhiên, để bảo đảm giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của các con được gia hạn kịp thời sau khi đã đóng tiền tại trường học, phụ huynh có thể tra cứu thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế theo ba cách sau.
Từ ngày 17/10/2024, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phối hợp các địa phương, nhà tài trợ trao tặng hơn 1.200 sổ bảo hiểm xã hội, gần 9.300 thẻ bảo hiểm y tế đến những người dân có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi bão số 3. Chương trình triển khai tại 26 tỉnh, thành phố với tổng kinh phí gần 16 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến hết tháng 9/2024, các chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của toàn ngành đã có sự gia tăng tích cực.