Chiều 20/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Tuổi Trẻ phối hợp Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) tổ chức hội thảo với chủ đề “Tiếp sức hàng Việt trên sàn thương mại điện tử”.
Ngày 14/11, tại Đà Nẵng, Bộ Công thương, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng và Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam phối hợp với tổ chức Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics thành phố Đà Nẵng”.
Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAE mang tên CEPA được ký kết chỉ ít ngày, "tiếng chiêng" hợp tác đã lan tỏa, tạo ra những cuộc đua marathon để ký kết các hiệp định tương tự giữa Việt Nam và các nền kinh tế lớn xứ dầu lửa.
Logistics là một ngành dịch vụ giá trị gia tăng cao, rất quan trọng và đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy kinh tế phát triển. Nhằm nâng cao năng lực phát triển của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, tăng cường hợp tác trong lĩnh vực logistics với Thái Lan cũng như thực hiện Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại của Bộ Công thương, Hiệp hội Phát triển nhân lực logistics Việt Nam (VALOMA) đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm xúc tiến thương mại và kết nối doanh nghiệp hai nước về Logistics tại Thái Lan.
70 năm qua, hệ thống thương mại của Thủ đô đã có sự phát triển vượt bậc. Từ một đô thị nghèo nàn về hàng hóa, thiếu thốn về cơ sở vật chất, Hà Nội nhanh chóng trở thành một trung tâm thương mại lớn, hiện đại.
Ngày 30/9, tại thành phố Hải Phòng, các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng tiếp xúc với đông đảo cử tri quận Hải An chuẩn bị Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XV.
Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/1/2019 của Bộ Chính trị xác định, đến năm 2025 thành phố Hải Phòng cơ bản hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là trọng điểm kinh tế biển của cả nước, trung tâm dịch vụ logistics quốc gia; đến năm 2030 trở thành trung tâm dịch vụ logistics quốc tế hiện đại bằng cả đường biển, đường hàng không, đường bộ cao tốc, đường sắt tốc độ cao... Với vị trí địa kinh tế lý tưởng khi hội tụ đủ năm loại hình giao thông và cảng biển cửa ngõ, thành phố Hải Phòng đã và đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm logistics của khu vực phía bắc và quốc tế.
Việc Trung tâm Phân phối SATRA (TTPP SATRA) tiếp nhận thêm kho hàng Bình Đường (tỉnh Bình Dương) từ đầu năm nay đã giúp doanh nghiệp có thể đáp ứng nhanh nhất nguồn hàng cho toàn bộ hệ thống bán buôn và bán lẻ, đồng thời góp phần phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Những năm gần đây, tốc độ phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam luôn nằm trong tốp đầu các nước trong khu vực và cả trên thế giới, đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển “nóng” này cũng kéo theo những hệ lụy xấu đến môi trường từ dịch vụ logistics như quy trình đóng gói sử dụng nhựa, nylon,… hay giao nhận hàng hóa gây phát thải nhiều CO2.
Ngày 26/8, Đoàn công tác của Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh đã có buổi gặp gỡ, giao lưu với Ban lãnh đạo Hội đồng trường, Ban Giám hiệu Trường đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. Hoạt động này nhằm thúc đẩy cơ hội hợp tác, giao lưu, kết nối các thế mạnh của các đơn vị.
Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các nước ASEAN và vùng Tây Nam rộng lớn của Trung Quốc.
Ngày 16/7, tại kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Nai khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hoàng Thị Bích Hằng đánh giá, kết quả giám sát thực hiện lĩnh vực đột phá về lĩnh vực phát triển thương mại dịch vụ tổng hợp hiện đại, trọng tâm là dịch vụ du lịch, logistics trên địa bàn còn bộc lộ nhiều hạn chế.
Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bình Ðịnh sẽ trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa và du lịch quan trọng của Việt Nam. Ðể hiện thực hóa mục tiêu của quy hoạch, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nhất là đầu tư cho các dự án động lực, trọng điểm có tác động trực tiếp đến mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội.
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa đa phương thức, Cục Hải quan tỉnh Bình Dương đã ra mắt địa điểm làm thủ tục Hải quan tại cảng Thạnh Phước, nằm cạnh sông Đồng Nai thuộc địa bàn thành phố Tân Uyên, việc này giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc xuất, nhập khẩu, thúc đẩy chuyển đổi từ phương thức vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sang đường thủy tiết kiệm và hiệu quả.
Trong những năm qua, tỉnh Lạng Sơn phân bổ hàng chục nghìn tỷ đồng để đầu tư xây dựng, hoàn thiện các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng-Lạng Sơn. Nhờ đó, khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh trở thành nơi trung chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu lớn nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Việt Nam có hơn 5.000 km đường biên giới đất liền với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. Để thúc đẩy thương mại hàng hóa trên toàn tuyến, Chính phủ Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại với Chính phủ các quốc gia này, cùng với đó là hàng loạt các hiệp định, thỏa thuận quan trọng liên quan khác về kiểm dịch, an toàn thực phẩm, chất lượng hàng hóa và thanh toán.
Tây Nguyên hiện là vùng sản xuất một số nông sản chủ lực quy mô lớn, giá trị kinh tế cao, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả. Tuy nhiên, phát triển nông nghiệp toàn vùng đang bị cản trở lớn bởi hạ tầng giao thông, logistics còn nhiều hạn chế, không đồng bộ. Ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này chính là giải pháp để mở rộng không gian cho nông sản Tây Nguyên, đẩy mạnh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu ra thế giới.
Chiều 28/5, tại thành phố Hải Phòng đã khai mạc diễn đàn Logistics vùng lần thứ 5 với chủ đề “Chuyển đổi số - Động lực thúc đẩy tăng trưởng vùng đồng bằng sông Hồng-Hải Phòng 2024”
Ngày 23/5, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế WTC Expo Thành phố mới Bình Dương (tỉnh Bình Dương), Triển lãm Kho vận và tự động hóa Việt Nam 2024 (VWAS 2024), Triển lãm Chuỗi cung ứng lạnh và công nghiệp lạnh Việt Nam 2024 (Vietnam Co-Ref Show 2024) đã chính thức khai mạc.
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang đạt được nhiều thành tựu quan trọng để tiếp tục là đầu tàu dẫn dắt, một trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa, khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo, giáo dục-đào tạo của vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, cũng như là cửa ngõ quan trọng kết nối với khu vực và thế giới.
Logistics hiện đang là một trong những ngành học có sức hút, số lượng người học tăng cao những năm gần đây. Vốn được coi là "ngành của nam giới" nhưng nhận thức này đang dần thay đổi, và tỷ lệ nữ giới tham gia lĩnh vực logistics đang ngày càng tăng lên. Với các mảng việc đa dạng, đây hoàn toàn là lĩnh vực nữ giới có thể theo học, mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm bền vững.
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt 53,01 tỷ USD. Kết quả này có phần đóng góp quan trọng của hoạt động logistics phục vụ sản xuất và xuất khẩu nông sản.
Chi phí logistics tại Việt Nam chiếm khoảng 16,8% tổng giá trị hàng hóa trong khi mức bình quân chi phí này trên thế giới hiện chỉ khoảng 1 0,6%. Tức là cứ 100 tỷ USD tiền hàng, mất gần 17 tỷ cho logistics, mất so với bình quân thế giới là 6.2%/ tổng giá trị hàng hóa.
Ngày 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam tổ chức hội nghị bàn tròn về “Thiết lập chuỗi logistics nông lâm thủy sản xuất khẩu”.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, sản xuất-xuất khẩu là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của Đông Nam Á, tạo điều kiện cho khu vực này trở thành nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Với lợi thế sở hữu một lực lượng lao động với chi phí hiệu quả, khu vực này đã trở thành điểm đến thu hút các nhà sản xuất tới thiết lập hoạt động.
Ngày 2/12, tại thành phố Cần Thơ, đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đã dự Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 do Bộ Công thương tổ chức.
Ngày 23/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư lĩnh vực thương mại, dịch vụ, logistics và khai thác lợi thế khu vực quanh sân bay Long Thành năm 2023. Hơn 250 doanh nghiệp trong và ngoài nước đã tham dự hội nghị, với mong muốn tìm hiểu cơ hội để đầu tư vào Đồng Nai, nơi có nhiều lợi thế, dư địa để phát triển thời gian tới.
Ngày 22/11, Ủy ban nhân tỉnh Long An tổ chức Hội nghị kết nối giao thương doanh nghiệp logistics, tìm giải pháp phát triển ngành dịch vụ logistics ngang bằng với các tỉnh phát triển khá trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
Đông Nam Bộ là vùng kinh tế sôi động, có số lượng khu công nghiệp, khu chế xuất lớn nhất cả nước, nơi thực hiện phần lớn hoạt động giao thương với các nước trong khu vực, trên thế giới. Hoàn thiện hệ thống logistics là điều kiện tiên quyết để Đông Nam Bộ phát huy lợi thế nhằm thu hút các nhà đầu tư có tiềm lực, trở thành vùng có khả năng cạnh tranh so với các thị trường trong khu vực.
Ngày 28/10, tại Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), cảng cạn Phú Mỹ đã đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư gần 3.000 tỷ đồng.