Nhân dịp Ngài João Manuel Gonçalves Lourenço, Tổng thống nước Cộng hòa Angola nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Nguyên thủ và Người đứng đầu Chính phủ Liên minh châu Phi, ngày 28/2, Chủ tịch nước Lương Cường đã gửi điện mừng.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc cho rằng cuộc giao tranh đang diễn ra ở Nam Kivu đe dọa đẩy toàn bộ khu vực xuống vực thẳm, đồng thời thúc giục đối thoại để tránh leo thang căng thẳng ở cấp khu vực bằng mọi giá.
Trong cuộc bỏ phiếu của Hội đồng Bảo an, Mỹ đã bỏ phiếu trắng do những lo ngại liên quan đến vấn đề tài trợ, 14 thành viên còn lại của hội đồng đều bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này.
Kết thúc đã được hai tuần, song Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi vẫn tiếp tục được nhắc đến, gồm cả sự nuối tiếc về những cơ hội bị bỏ lỡ như là thỏa thuận nêu bật quan điểm và vai trò toàn châu Phi. Khi mà khung chính sách chung còn được cân nhắc, giải pháp mà các nước Lục địa Ðen lựa chọn là tận dụng mọi cơ hội từ các thỏa thuận song phương.
Người phát ngôn của Tổng thống Nigeria Ajuri Ngelale cho biết, Nigeria đang cân nhắc khả năng xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Theo ông Ngelale, Chính phủ Nigeria đã bắt đầu tiến hành các cuộc tham vấn nhằm xác định những lợi ích và rủi ro của ý định này. Sau khi quá trình tham vấn kết thúc, Nigeria sẽ quyết định có xin gia nhập G20 hay không.
Hội đồng Hòa bình và An ninh của Liên minh châu Phi (AU) thông báo quyết định đình chỉ ngay lập tức tư cách thành viên của Gabon sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba vừa qua. Đồng thời, AU lên án mạnh mẽ làn sóng thay đổi chính phủ một cách vi hiến tại nhiều quốc gia ở châu lục này. Cuộc đảo chính quân sự tại Gabon là cuộc đảo chính thứ 8 tại khu vực Tây và Trung châu Phi kể từ năm 2020.
Chủ tịch Ủy ban AU kêu gọi các bên giải quyết mọi vấn đề để nối lại hoạt động vận chuyển ngũ cốc và phân bón một cách an toàn từ Ukraine và Nga đến những nơi cần chúng, đặc biệt là ở châu Phi.
Tại cuộc hội đàm, phái đoàn ngoại giao châu Phi kêu gọi Nga và Ukraine cùng ngồi vào bàn đàm phán để sớm chấm dứt xung đột và châu Phi muốn trở thành nhà môi giới trong tiến trình tìm kiếm hòa bình.
Cơ quan y tế Sudan cho biết, ít nhất 56 dân thường đã thiệt mạng và hơn 590 người bị thương trong các cuộc giao tranh hơn 1 ngày qua giữa quân đội và lực lượng bán quân sự ở nước này.
Ít nhất 3 người đã thiệt mạng và 8 người bị thương khi 1 trực thăng của Phái bộ Chuyển tiếp của Liên minh châu Phi tại Somalia (ATMIS) rơi tại vùng Lower Shabelle, miền nam nước này ngày 25/2.
Trong số các phần tử khủng bố bị quân đội Somalia tiêu diệt ở miền Trung nước này có 10 đối tượng nắm giữ vị trí quan trọng trong mạng lưới của nhóm khủng bố Al-Shabaab.
Ngày 9/10, Phái bộ Chuyển tiếp Liên minh châu Phi tại Somalia (ATMIS) cho biết, cơ quan này đã mở các trung tâm hoạt động chung (JOC) để tăng cường phối hợp và lập kế hoạch với lực lượng an ninh của Somalia (SSF) trong các chiến dịch chống lại nhóm khủng bố Al-Shabaab.
Ngày 20/9, lãnh đạo các nước trên thế giới tham dự Phiên thảo luận chung Cấp cao khóa họp 77 Đại Hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ) đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ về 1 kỷ nguyên mới của sự chia rẽ.
Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế hơn nữa và tham gia đối thoại mang tính xây dựng trong khuôn khổ của tiến trình dân chủ để duy trì ổn định ở Sierra Leone.
Thông qua hội nghị nhân đạo, Liên minh châu Phi (AU) thể hiện quyết tâm tiếp tục thực hiện các nỗ lực nhằm ổn định người di cư, người tha hương và những nhóm chịu ảnh hưởng khác.
Ngày 3/5, các phần tử thánh chiến thuộc nhóm phiến quân Al-Shabaab trang bị vũ khí hạng nặng đã tấn công 1 căn cứ của Liên minh châu Phi (AU) ở Somalia, dẫn tới giao tranh dữ dội gây nhiều thương vong.
Ngày 28/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại phiên Thảo luận mở Cấp cao trực tuyến về Hợp tác giữa Liêp hợp quốc và Liên minh châu Phi. Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu đã trả lời phỏng vấn báo chí về kết quả, ý nghĩa sự kiện và quan hệ Việt Nam với các nước châu Phi .
Tối 28/10, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và có bài phát biểu tại Phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến về hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi (AU) với chủ đề “Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi”. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc:
Với chủ đề “Tăng cường đoàn kết vì hòa bình và an ninh trong một môi trường xung đột đang thay đổi”, Phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến về hợp tác giữa Liên hợp quốc và Liên minh châu Phi đã được Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tổ chức trực tuyến tối 28/10. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự Phiên thảo luận, theo lời mời của Tổng thống Kenya, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an trong tháng 10/2021.
Ngày 27/10, Liên minh châu Phi (AU) cho biết đã đình chỉ tư cách thành viên của Sudan cho đến khi chính quyền dân sự được phục hồi, đồng thời lên án hành động đảo chính của quân đội nước này, coi đó là "vi hiến".