Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường phát biểu tại họp báo công bố kết quả kỳ họp trưa 13/11. (Ảnh: THỦY NGUYÊN)

Quốc hội đổi mới, linh hoạt thích ứng với thực tiễn

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV đã hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra và thành công tốt đẹp với nhiều đổi mới. Theo Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường, đây là cơ sở để Quốc hội tiếp tục điều chỉnh, đổi mới hoạt động, nhằm thích ứng linh hoạt hơn với các vấn đề cấp bách mà thực tiễn đặt ra.

Đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2. Ảnh: LINH NGUYÊN

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2

Với 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 2. Theo đó, Quốc hội yêu cầu tập trung thực hiện những giải pháp, cam kết, khắc phục những tồn tại, hạn chế, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực được chất vấn, gồm: y tế; lao động, thương binh và xã hội; giáo dục và đào tạo; kế hoạch và đầu tư.

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng.

Tạo cơ chế, chính sách đặc thù phát triển 4 tỉnh, thành phố

Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế góp phần tạo thuận lợi cho 4 địa phương trong thu hút nguồn lực đầu tư, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, tạo sự lan tỏa vùng, miền, và tạo tiền đề để áp dụng cho các địa phương khác.

472/472 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022

Chiều 12/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, với 472/472 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, tương đương 94,59% tổng số đại biểu Quốc hội.

Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà giải trình trước Quốc hội chiều 11/11. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Thúc đẩy tự chủ, xã hội hóa giáo dục để giải quyết tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên

Theo Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, trước tình trạng vừa thừa, vừa thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để giải quyết vấn đề này, trong đó tập trung đẩy mạnh tự chủ, xã hội hóa giáo dục - đào tạo là một giải pháp quan trọng.

Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội ngày 8/11. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Bảo đảm hiệu quả, công bằng trong tiếp cận điều kiện giáo dục

Trong bối cảnh việc dạy và học bằng hình thức trực tuyến đã trở thành một giải pháp tất yếu, tối ưu trước tác động của đại dịch Covid-19, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh cần phải có chính sách bảo đảm hiệu quả, công bằng trong tiếp cận các điều kiện giáo dục, học tập giữa học sinh các vùng miền.

Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội ngày 10/11. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Thông cáo báo chí số 14, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 10/11/2021, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ ba, đợt 2 tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Theo chương trình, Quốc hội sẽ dành 2,5 ngày để tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội và đây là ngày chất vấn đầu tiên của Quốc hội tại kỳ họp.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trong phiên trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 10/11. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Khắc phục tình trạng “loạn” giá thiết bị y tế

Trước tình trạng giá thiết bị y tế, giá xét nghiệm “mỗi nơi mỗi kiểu” như hiện nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long thừa nhận có hiện tượng chênh lệch giá giữa các đơn vị, song cũng khẳng định ngành y tế cùng với các cơ quan chức năng đã đưa ra những giải pháp và triển khai rất quyết liệt trong thời gian qua để khắc phục.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên họp tại hội trường Diên Hồng. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Nâng cao năng lực cho y tế cơ sở

Công tác phòng, chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội vừa qua đã cho chúng ta nhiều bài học quý báu, trong đó những hạn chế của hệ thống y tế đã được bộc lộ. Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng cần tập trung các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, y tế dự phòng để không bị động, lúng túng trước những diễn biến nhanh và phức tạp của dịch bệnh.

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu giải trình sau phiên thảo luận ngày 9/11. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Củng cố niềm tin của người dân, doanh nghiệp về khả năng phục hồi của nền kinh tế

Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, sau gần 1 tháng triển khai thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, tình hình kinh tế - xã hội của tháng 10 đã có nhiều chuyển biến rất tích cực với nhiều điểm sáng, nhất là đã củng cố được niềm tin của người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư về xu hướng, khả năng phục hồi của nền kinh tế.

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu trong phiên thảo luận chiều 9/11. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Linh hoạt điều hành chính sách tài khóa

Chiều 9/11, báo cáo giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, dưới sự lãnh đạo, điều hành của Chính phủ, nhiệm vụ thu, chi ngân sách năm 2021 đã hoàn thành, với thu ngân sách vượt dự toán đề ra và chi ngân sách bám sát dự toán, trong khi bội chi ngân sách bảo đảm theo quy định 4% của Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Thiện Nhân (thành phố Hồ Chí Minh) phát biểu thảo luận tại hội trường chiều 9/11. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Đề xuất chuyển 100 nghìn tỷ đồng đầu tư công sang hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi

Trong làn sóng dịch lần thứ tư, dù thành phố Hồ Chí Minh là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất, song các cơ sở quan trọng nhất của nền kinh tế thành phố vẫn còn nguyên. Do đó, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần nhanh chóng hỗ trợ các doanh nghiệp khôi phục sản xuất kinh doanh.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại hội trường Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV, ngày 8/11. (Ảnh: LINH NGUYÊN)

Đại biểu Quốc hội kiến nghị đẩy nhanh tự chủ vaccine ngừa Covid-19

Nhấn mạnh tầm quan trọng của vaccine trong phòng, chống dịch Covid-19, các đại biểu Quốc hội đề nghị đẩy nhanh việc nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước, đồng thời xúc tiến mạnh chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine từ nước ngoài để chủ động nguồn cung, tiến tới tự chủ vaccine cho người dân.