Vướng mắc liên quan tuyến địa giới hành chính giữa 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam tại khu vực xã Đăk Nên, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và xã Trà Vinh, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam đã kéo dài nhiều năm, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và cuộc sống của gần 240 hộ dân hiện đang sinh sống tại đây.
Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, 9 tháng năm 2024, tốc độ phát triển GRDP trên địa bàn tăng 3,35%. Trong đó, hoạt động du lịch là điểm sáng, khách du lịch đến địa phương đạt 7,4 triệu lượt, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023; khách quốc tế đạt 426 nghìn lượt, tăng 42%; khách lưu trú hơn 5,4 triệu lượt, tăng 15% so với cùng kỳ 2023.
Theo Trung tâm Báo tin Động đất và Cảnh báo Sóng thần, Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 5/10, một trận động đất có độ lớn 4,1 đã xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum; không gây thương vong về người và thiệt hại về tài sản.
Trước tình hình động đất diễn biến phức tạp thời gian qua, tỉnh Kon Tum đã chủ động nắm bắt tình hình thiệt hại, tư tưởng của nhân dân trên địa bàn huyện Kon Plông để ứng phó, khắc phục kịp thời thiệt hại, động viên nhân dân ổn định tư tưởng.
Từ ngày 28/7 đến 15 giờ 32 phút ngày 29/7, tại khu vực huyện Kon Plông (Kon Tum) đã xảy ra 52 trận động đất có độ lớn từ 2,5 đến 5,0. Với tần suất các trận động đất liên tục như vậy được cho là “kỷ lục” từ trước đến nay tại khu vực này và trên cả nước.
Chiều 28/7, Ủy ban nhân dân huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã ban hành văn bản yêu cầu thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện khẩn trương xuống địa bàn nắm tình hình, đánh giá thiệt hại nhà cửa, tài sản, trụ sở các cơ quan, đơn vị để có phương án xử lý, khắc phục kịp thời thiệt hại do động đất gây ra.
Ngày 30/3, tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện công tác tuyên truyền biển, đảo; tuyên truyền thu hút nguồn nhân lực năm 2023 với Ban Tuyên giáo các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Nông và ký kết kế hoạch phối hợp thực hiện năm 2024.
Tỉnh Kon Tum có hơn 63% đất tự nhiên là rừng và đất lâm nghiệp. Cũng như các tỉnh Tây Nguyên, rừng ở Kon Tum có giá trị lớn về sinh học, nguồn gen, dịch vụ môi trường rừng với nhiều loài động, thực vật đa dạng; trong đó, nhiều loài lâm sản có tính dược liệu cao, trữ lượng lớn đem lại giá trị kinh tế. Việc bảo tồn, phát triển dược liệu dưới tán rừng được tỉnh Kon Tum chú trọng.
Ngày 16/11, trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xuất hiện nhiều điểm sạt lở gây ách tắc giao thông. Các đơn vị liên quan đang khẩn trương huy động lực lượng nhằm khắc phục điểm sạt lở, bảo đảm giao thông được thông suốt.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum, hiện toàn tỉnh có gần 3.300 ha lúa chỉ được người dân canh tác một vụ, tập trung chủ yếu tại ba huyện Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đăk Glei. Để khắc phục tình trạng trên, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích, ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum đang triển khai trồng thí điểm lúa hai vụ tại xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei.
Dịp nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023, lượng du khách đến với Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, tỉnh Kon Tum tăng cao, ít nhất hơn 50 nghìn lượt khách. Theo thống kê của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kon Plông, với lượng du khách đông đảo đến với Măng Đen dịp Lễ đã nâng tổng số lượt khách đến Khu du lịch sinh thái này lên hơn 800.000 lượt từ đầu năm đến nay.
Bên cạnh những yêu cầu về khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên..., để sâm Ngọc Linh đạt được hàm lượng dinh dưỡng chuẩn còn cần có thời gian sinh trưởng ít nhất là 8 năm.
Sáng 12/7, được sự phân công của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, Đoàn kiểm tra công tác phòng chống thiên tai của Bộ Thông tin và Truyền thông làm việc, kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai năm 2023 tại Kon Tum.
Từ nhiều năm nay, huyện Kon Plông đã trở thành trung tâm du lịch của tỉnh Kon Tum với khả năng thu hút hàng triệu du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Được thiên nhiên ưu đãi với thời tiết mát mẻ quanh năm, huyện đang tích cực xây dựng nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao gắn liền với du lịch.
Ngày 25/6, Phòng Cảnh sát Giao thông, Công an tỉnh Kon Tum cho biết trên địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum xảy ra vụ tai nạn giao thông làm 1 người chết và 3 người bị thương.
Mỗi khi có khách quý đến thăm nhà, đồng bào dân tộc Xơ Đăng tại huyện Kon Plông (Kon Tum) đều mang món "hơ gọ" - món ăn được nấu từ nõn chuối rừng và thịt gác bếp ra chiêu đãi. Dù chỉ một lần thưởng thức, nhưng món ăn độc đáo ấy chắc chắn sẽ để lại dư vị khó quên cho thực khách.Tác giả: THÁI HÀGiọng đọc: HẠNH HOA
Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) được ví như “Đà Lạt thứ hai” của Tây Nguyên với vẻ đẹp thiên nhiên còn tinh khôi cùng khí hậu mát lành. Nhiều năm về trước, nơi đây vẫn như một nàng công chúa còn say giấc nồng giữa đại ngàn. Song, ba năm trở lại đây, nhất là sau dịch Covid-19, Măng Đen đã như bừng tỉnh.
Trận động đất có độ lớn cao nhất là 4.1, xảy ra vào lúc 13 giờ 39 phút 43 giây ngày 1/9, tại tọa độ 14.916 Vĩ Bắc-108.235 Kinh Đông, thuộc huyện Kon Plông, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1km.
Cùng với nhiệm vụ quan trắc, giám sát động đất tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) đang gấp rút lên kế hoạch tổ chức tuyên truyền về kỹ năng phòng tránh rủi ro do động đất cho người dân ở khu vực có thể bị ảnh hưởng của động đất, trong đó, các nhà khoa học sẽ trực tiếp huấn luyện cho người dân các kỹ năng phòng tránh rủi ro động đất.
Kỳ nghỉ Tết Dương lịch năm nay, đông đảo du khách từ các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu… đã có cùng một điểm đến là thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum để ngắm hoa anh đào đang nở rực, khoe sắc thắm.
Các khảo sát về đa dạng sinh học mới đây đã tiết lộ một “kho báu” về động vật hoang dã quý hiếm gồm chà vá chân xám, vượn má vàng Trung Bộ, cầy vằn, gấu ngựa, cu li nhỏ, rái cá, mèo rừng và nhiều loài động vật quý hiếm khác của Việt Nam tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Chiều 7-7, tại Trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Đăk Tơ Lung, xã Đăk Tơ Lung, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum, Quỹ học bổng Vừ A Dính phối hợp Tỉnh đoàn, Sở Giáo dục và Đào tạo Kon Tum trao học bổng cho học sinh dân tộc thiểu số huyện Kon Rẫy và Kon Plông.