Một góc thành phố thông minh Bình Dương. (Ảnh TRỊNH BÌNH)

Đổi mới mô hình tăng trưởng ở tam giác kinh tế trọng điểm phía nam

Chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo động lực thu hút đầu tư bằng nhiều giải pháp linh hoạt đã thúc đẩy tam giác kinh tế trọng điểm phía nam, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai phát triển mạnh mẽ. Các địa phương này luôn đi đầu trong huy động nguồn lực, thu hút hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, khẳng định vai trò dẫn dắt trong liên kết vùng, trở thành đầu tàu của cả nước.
Bốc xếp hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cảng Hải Phòng. (Ảnh DUY LINH)

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự quyết tâm của doanh nghiệp đã tận dụng tốt cơ hội của các Hiệp định thương mại tự do (FTA), đồng thời khẳng định chất lượng hàng hóa của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Quang cảnh buổi họp báo cung cấp thông tin về HEF 2024.

Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 sẽ diễn ra vào cuối tháng 9/2024

Chiều 18/7, Ban tổ chức Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh năm 2024 (Ho Chi Minh City Economic Forum-HEF 2024) cho biết: HEF lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27/9 tại thành phố với chủ đề “Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững Thành phố Hồ Chí Minh”.
Thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) ngày càng phát triển hài hòa, năng động. (Ảnh TRẦN HẢI)

Lào Cai tăng cường hội nhập, nâng tầm vị thế

Ðể hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn chủ động tăng cường đối ngoại, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các địa phương, các nước trên thế giới trên nhiều lĩnh vực; qua đó, vừa góp phần quảng bá về vùng đất, con người nơi đây, vừa huy động được nhiều nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội địa phương, bảo đảm an ninh quốc phòng, toàn vẹn lãnh thổ.
Quang cảnh buổi đối thoại. (Ảnh: TTXVN)

Việt Nam là điểm đến nhiều tiềm năng của doanh nghiệp Canada

Với mong muốn cụ thể hóa các dự án đầu tư của doanh nghiệp Canada tại Việt Nam, Thương vụ Việt Nam tại Canada phối hợp các ban, ngành hữu quan nước sở tại tổ chức sự kiện đối thoại doanh nghiệp tại Toronto. Sự kiện thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp Canada có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, cũng như những doanh nghiệp muốn tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại thị trường năng động này của châu Á.
Thi công đường liên kết vùng Thái Nguyên-Bắc Giang-Vĩnh Phúc.

Đẩy mạnh kết nối giao thông Thái Nguyên-Bắc Giang

Nghị quyết số 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” yêu cầu phát triển kinh tế vùng phải có trọng tâm, trọng điểm đã xác định phát triển hạ tầng giao thông gắn với các hành lang kinh tế là một trong những khâu đột phá quan trọng. Để tăng cường liên kết, bổ sung, hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, thời gian qua, hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang đã đẩy mạnh kết nối giao thông và đây đều là những tuyến đường lớn, trọng điểm.
Một xưởng sản xuất sơn ở tỉnh Nakhon Pathom, Thái Lan. (Ảnh: XUÂN SƠN)

Thái Lan tìm các biện pháp kích thích nền kinh tế

Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin cho biết sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn với các bộ trưởng kinh tế và các cơ quan liên quan vào thứ hai tới (ngày 27/5) nhằm tìm các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế Thái Lan. Thủ tướng Srettha Thavisin cho rằng, nền kinh tế nước này đang trong tình trạng không an toàn khi GDP tăng chậm, nợ hộ gia đình cao, nợ xấu tăng.
Xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chế tạo đang tiếp tục phục hồi. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Việt Nam - Ngôi sao mới của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Cơ quan Phát triển xuất khẩu (EDC) của Chính phủ Canada vừa có bài viết “Kinh doanh tại Việt Nam: Chớp lấy ngôi sao đang lên này của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”, trong đó chuyên gia về thương mại quốc tế Carol Fragiskos nhấn mạnh vị trí chiến lược của Việt Nam khiến nơi đây trở thành trung tâm phân phối và hậu cần lý tưởng.
Qatar (thành viên GCC) thúc đẩy kinh tế phi dầu mỏ thông qua chính sách thu hút khách du lịch. (Ảnh LONELY PLANET)

Tình hình địa-chính trị tác động nặng nề nền kinh tế Trung Đông-Bắc Phi

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế khu vực Trung Đông-Bắc Phi (MENA), trong đó dự báo các quốc gia ở khu vực này có thể chứng kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp tương tự giai đoạn trước đại dịch Covid-19, trong bối cảnh bất ổn ngày càng tăng do cuộc xung đột ở Dải Gaza và các nền kinh tế trong khu vực thiếu cải cách cơ cấu. Khu vực này chịu tác động nặng nề bởi tình hình địa-chính trị phức tạp và việc cắt giảm sản lượng dầu mỏ trong ngắn hạn.
Theo quy hoạch, đến năm 2050 Đắk Lắk sẽ phát triển xứng tầm trên một số chức năng riêng có của tỉnh.

Tây Nguyên, niềm tin và khát vọng

Kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, cùng với sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách, chương trình và niềm tin, khát vọng vươn lên của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên; 49 năm sau nước nhà thống nhất, miền đất đại ngàn hùng vĩ phía tây Tổ quốc đã đổi thay vượt bậc. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 10 và mới đây là Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, tạo ra những cơ hội mới cho Tây Nguyên hướng đến một khu vực phát triển xanh, bền vững.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Phát huy sức mạnh nội sinh của văn hóa trong phát triển

Bài viết "Tự hào và tin tưởng dưới lá cờ vẻ vang của Ðảng, quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho thấy rõ nhiều quan điểm chủ đạo của Ðảng ta tiến tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Ðảng, với quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, văn hiến và anh hùng.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở thành phố Nice của Pháp. Ảnh Reuters

EU đẩy lùi lạm phát, có khả năng ECB sẽ cắt giảm lãi suất

Các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đang “thắng thế” trong cuộc chiến chống lạm phát khi tỷ lệ lạm phát tại các nền kinh tế chủ chốt của khối này như Ðức, Pháp, Tây Ban Nha đều đã giảm đáng kể. Giới phân tích dự đoán, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6 tới.
Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

LTS-Thay mặt Bộ Chính trị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương vừa ký ban hành Kết luận số 72-KL/TW, ngày 23/02/2024 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu toàn văn Kết luận này.