Cùng suy ngẫm

Khắc phục tình trạng thiếu lao động sau Tết

Hằng năm, cứ sau Tết Nguyên đán, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động ở các khu, cụm công nghiệp lại thông báo tuyển dụng lao động. Tình trạng lao động bỏ việc, "nhảy" việc diễn ra khá phổ biến khiến cho hiệu suất sản xuất của một số nhà máy bị ngưng trệ, tụt giảm. Việc bổ sung, sắp xếp lại lao động sẽ mất một khoảng thời gian mới đi vào ổn định.
0:00 / 0:00
0:00

Theo báo cáo của tổ chức công đoàn, số lao động nghỉ việc thường là lao động thời vụ, mặc dù có hợp đồng lao động nhưng được ký ngắn hạn dưới dạng thử việc. Đây là cách mà người sử dụng lao động lách quy định tại Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14 năm 2019, để giảm chi phí (đặc biệt là các loại phí bảo hiểm), tránh trách nhiệm.

Thiếu lao động sau kỳ nghỉ Tết xảy ra phổ biến tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đa số các doanh nghiệp lớn, có chế độ đãi ngộ tốt thì lao động rất ít nghỉ việc giữa chừng. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp tự thân, nguồn vốn có hạn và đang trong quá trình đầu tư phát triển, việc người lao động nghỉ việc, "nhảy" việc thật sự là nỗi lo trong những ngày sản xuất sau Tết.

Thiếu lao động sau kỳ nghỉ Tết xảy ra phổ biến tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đa số các doanh nghiệp lớn, có chế độ đãi ngộ tốt thì lao động rất ít nghỉ việc giữa chừng. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp tự thân, nguồn vốn có hạn và đang trong quá trình đầu tư phát triển, việc người lao động nghỉ việc, "nhảy" việc thật sự là nỗi lo trong những ngày sản xuất sau Tết.

Thiếu lao động sau kỳ nghỉ Tết xảy ra phổ biến tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đa số các doanh nghiệp lớn, có chế độ đãi ngộ tốt thì lao động rất ít nghỉ việc giữa chừng. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp tự thân, nguồn vốn có hạn và đang trong quá trình đầu tư phát triển, việc người lao động nghỉ việc, "nhảy" việc thật sự là nỗi lo trong những ngày sản xuất sau Tết.

Số liệu từ Trung tâm Dịch vụ việc làm TP Hà Nội cho thấy, chỉ trong tuần đầu đi làm sau kỳ nghỉ Tết, có 29 doanh nghiệp đăng ký tuyển lao động với khoảng 1.000 chỉ tiêu; các doanh nghiệp tại tỉnh Nghệ An có nhu cầu tuyển mới gần 30.000 lao động; Thanh Hóa có hơn 9.300 lao động được nhận việc mới; TP Hồ Chí Minh có nhu cầu tuyển mới khoảng 52.000 lao động của 102 doanh nghiệp. Đa phần các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng là lao động phổ thông từ các ngành nghề về thương mại dịch vụ như logistics, giao hàng và một số ngành công nghiệp nhẹ.

Khắc phục tình trạng thiếu lao động sau kỳ nghỉ Tết không chỉ là trách nhiệm của người sử dụng lao động mà còn là trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của người lao động.

Đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động, việc tuân thủ Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 năm 2014 là căn cứ mấu chốt để bảo đảm người lao động trở lại làm việc sau kỳ nghỉ. Bên cạnh đó, tuân thủ pháp luật về lao động cũng hạn chế được việc người sử dụng lao động trốn tránh trách nhiệm và nghĩa vụ về thuế, phí bảo hiểm cũng như các chế độ đãi ngộ khác dành cho người lao động.

Cùng với việc nâng cao chế độ đãi ngộ; hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cuộc sống cho công nhân và gia đình công nhân; cần tăng cường công tác giám sát việc tuyển dụng, ký và thực thi hợp đồng lao động, sử dụng lao động của doanh nghiệp; nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức đảng (nếu có), tổ chức công đoàn và các tổ chức đoàn thể khác…

Tránh tình trạng bỏ việc, nhảy việc của công nhân, người lao động bằng cách trả mức thù lao tương xứng với hiệu suất lao động; nâng cao năng lực quản lý, chế độ đãi ngộ cũng như hoàn thiện các tiện ích phục vụ đời sống, sinh hoạt ở nơi làm việc, nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền đẩy mạnh ý thức tuân thủ pháp luật, nâng cao văn hóa doanh nghiệp và trách nhiệm đối với công việc cho lao động; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các tổ chức công đoàn và doanh nghiệp với người lao động; tăng cường giám sát và xử lý đối với các hình thức vi phạm…