Theo Thông tư số 10/2025/TT-BTC vừa được Bộ Tài chính ban hành, từ ngày 3/5/2025, mức phí duy trì sử dụng tên miền quốc gia .vn sẽ được áp dụng với mức cao nhất lên đến 40 triệu đồng/năm. Đây là bước tiến quan trọng trong việc quản lý tài nguyên internet, đồng thời đóng góp vào quá trình phát triển và mở rộng hạ tầng internet quốc gia.
Nhân dịp kỷ niệm 25 năm thành lập, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC - Bộ Thông tin và Truyền thông) công bố Báo cáo Internet, tài nguyên internet Việt Nam 2024 với chủ đề “An toàn, bền vững hạ tầng internet trước sự phát triển các công nghệ mới”.
Từ ngày 25/12/2024, Nghị định số 147/2024/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng chính thức có hiệu lực.
Trong sự “bùng nổ” các nền tảng số hiện nay, việc sáng tạo nội dung sử dụng hình ảnh trẻ em ngày càng phổ biến trên phạm vi toàn cầu. Hầu hết người tạo ra và duy trì các kênh đó chính là cha mẹ, người giám hộ của trẻ em, với mục đích có thể là lưu trữ tư liệu gia đình, chia sẻ cảm xúc tích cực, hoặc thậm chí là để kiếm tiền chuyên nghiệp.
Nghị định 147/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành quy định: Các điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng không được hoạt động từ 22 giờ đêm đến 8 giờ sáng hôm sau; phải có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng” ghi rõ tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinh doanh.
Thời gian qua, hoạt động mua bán thông tin cá nhân diễn biến rất phức tạp trên internet. Hệ quả của hành vi này là người dân thường xuyên bị làm phiền bởi các cuộc gọi quảng cáo, bán hàng. Nhiều trường hợp lấy cắp thông tin cá nhân của người khác để vay tiêu dùng tín chấp, mở tài khoản đánh bạc trực tuyến…
Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC-Bộ Thông tin và Truyền thông) vừa thông báo về việc triển khai nâng cấp hệ thống đo tốc độ truy cập Internet Việt Nam, bao gồm: Nâng cấp phiên bản mới (phiên bản 4.0, bản dành cho hệ điều hành Android) cho ứng dụng i-Speed và nâng cấp hệ thống thống kê, chia sẻ, cung cấp số liệu đánh giá tốc độ truy cập internet Việt Nam.
Thông tin từ nhà cung cấp dịch vụ mạng internet tại Việt Nam, đến ngày 15/6, 3 trong tổng số 5 tuyến cáp quang biển kết nối internet từ Việt Nam đi quốc tế đang gặp sự cố.
Sau gần 30 năm, kể từ ngày 19/11/1997 khi bắt đầu kết nối internet toàn cầu, đến nay Việt Nam đã có một nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) phát triển mạnh mẽ với tốc độ hàng đầu trên thế giới.
Chiều 26/10, tại Khu Công viên phần mềm Quang Trung, Trung tâm Hỗ trợ và Tư vấn Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh (DXCenter) phối hợp Tập đoàn Công nghệ TMA tổ chức hội thảo “Ứng dụng Wi-fi Halow trong IoT”.
Google - gã khổng lồ công nghệ của thế giới ở thời điểm hiện tại, thành công của Google là thành công kỳ diệu của những ý tưởng, sự cần mẫn nghiên cứu và sáng tạo. Có thể nói Google là công cụ tìm kiếm thông tin hoàn hảo nhất hiện nay trên mạng Internet.
Số liệu của Cơ quan Thống kê liên bang Đức (Destatis) công bố ngày 19/4 cho biết có gần 6% dân số Đức, tương đương với 3,4 triệu người, cho biết họ chưa từng sử dụng Internet.
Ngành internet công nghiệp là một trong những động lực quan trọng giúp kinh tế-xã hội Trung Quốc phát triển với chất lượng cao. Năm 2022, quy mô ngành internet công nghiệp của nước này đạt 1.200 tỷ nhân dân tệ.
Các nhà mạng sẽ áp dụng các biện pháp kỹ thuật, mở thêm dung lượng trên đất liền và chia sẻ dung lượng đi quốc tế với nhau để bảo đảm kết nối của Việt Nam đi quốc tế.
Kế hoạch sửa chữa cáp quang biển APG, AAG, IA diễn ra vào giữa tháng 3, đầu tháng 4 nên phải đến cuối tháng 3, thậm chí trung tuần tháng 4, chất lượng Internet Việt Nam đi quốc tế mới có thể tốt hơn.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres cảnh báo mặt trái của truyền thông xã hội khi trở thành phương tiện để các đối tượng xấu truyền bá chủ nghĩa cực đoan bạo lực, đồng thời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách hỗ trợ ngăn chặn các phát ngôn gây thù hận trực tuyến.
Ngày 30/12, Bộ Công an cho biết, qua hoạt động nghiệp vụ, lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã phát hiện nhóm đối tượng hoạt động sản xuất, mua bán văn bằng, chứng chỉ giả qua mạng Internet.
Chiều 27/12, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông), với sự đồng hành của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức lễ ra mắt, giới thiệu “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng”.
Tối 20/12, công nghệ mạng toàn cầu với sự đóng góp của 5 nhà khoa học đã nhận Giải thưởng Chính VinFuture 2022 trị giá 3 triệu USD. Từ lâu, mạng toàn cầu đã trở thành một phần thiết yếu của cuộc sống người dân trên toàn thế giới, nhưng không phải ai cũng biết nó được thiết lập nên như thế nào?
Cùng với sự bùng nổ của internet, không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà mạng xã hội đem lại cho con người trong việc kết nối, liên lạc, tiếp cận thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên, không gian mạng luôn tiềm ẩn nhiều hiểm họa khó lường, thậm chí đe dọa tới an ninh quốc gia.
Một giải Nhất và 9 giải thưởng có giá trị khác đã được trao cho 10 tác giả đoạt giải Cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu về Chương trình chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết của Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về “chuyển đổi số thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, được tổ chức sáng 12/8, tại Hải Phòng.
Tuyến cáp quang biển quốc tế APG gặp lỗi dẫn đến việc Internet đi quốc tế qua tuyến cáp này hoạt động không ổn định. Các nhà mạng tại Việt Nam đang khẩn trương tiến hành khắc phục sự cố.
Sáng 21/7, tại Hà Nội, Cục Phát thanh truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) và Liên minh Giải trí và Sáng tạo ACE (Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ-MPA) tổ chức Hội thảo chuyên đề “Vi phạm bản quyền trực tuyến và các biện pháp ngăn chặn tại Việt Nam”.
An ninh văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho phát triển văn hóa bền vững, và là một bộ phận không thể tách rời của an ninh quốc gia. Trong thời kỳ công nghệ số, với sự hỗ trợ của các thành tựu khoa học, việc lan tỏa các giá trị văn hóa trở nên nhanh chóng, thuận lợi nhưng cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho công tác bảo vệ an ninh văn hóa.
Theo thống kê, có tới 72% thanh thiếu niên Việt Nam từ 15-24 tuổi sử dụng internet với xu hướng ngày càng tăng nhanh. Thế nhưng, việc sử dụng công nghệ không đúng cách trong giới trẻ đang làm dấy lên lo ngại về những rủi ro, hệ lụy khôn lường trong tương lai.
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 chiều 26/4, tỉnh Nam Định quyết định cho phép các dịch vụ karaoke, xông hơi, massage, internet mở cửa hoạt động trở lại từ 0 giờ ngày 29/4.
Theo bản báo cáo thường niên mới nhất về kinh tế Internet của các nước Đông Nam Á do Google, Bain & Company và Temasek vừa công bố, tổng giá trị nền kinh tế Internet của Thái Lan trong năm 2021 có thể đạt giá trị 30 tỷ USD (tức gần một nghìn tỷ bạt), tăng 51% so với năm trước.