Hướng tới 70 cơ sở công lập nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công

NDO - Định hướng phát triển cấu trúc hệ thống quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm 70 cơ sở công lập với quy mô khoảng 7.400 giường. Hệ thống này được phân bổ theo các vùng kinh tế-xã hội, nhằm duy trì và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.
0:00 / 0:00
0:00
Các đại biểu dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023 tại thành phố Huế, tháng 7/2023. (Ảnh ĐĂNG KHOA)
Các đại biểu dự Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2023 tại thành phố Huế, tháng 7/2023. (Ảnh ĐĂNG KHOA)

Quy hoạch theo hướng mở và linh hoạt

Ngày 30/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định số 1007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch).

Quy hoạch hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo hướng mở và linh hoạt. Tùy thuộc vào tình hình, nhu cầu thực tế của các vùng, địa phương để xác định số lượng, quy mô của các cơ sở trên từng địa bàn bảo đảm phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với người có công với cách mạng.

Một trong những quan điểm được nhấn mạnh trong Quy hoạch là bảo đảm phù hợp khả năng đầu tư của Nhà nước và khả năng huy động nguồn lực xã hội; bảo đảm linh hoạt trong chuyển đổi mô hình, chức năng của các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng phù hợp tình hình, nhu cầu thực tế của các vùng, địa phương.

Đồng thời, Quy hoạch theo hướng mở và linh hoạt. Tùy thuộc vào tình hình, nhu cầu thực tế của các vùng, địa phương để xác định số lượng, quy mô của các cơ sở trên từng địa bàn bảo đảm phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng đối với người có công với cách mạng.

Về mục tiêu đến năm 2030, Quy hoạch trên cơ sở hiện trạng, bảo đảm phát triển hệ thống cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng phù hợp, đủ quy mô, năng lực, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng, tạo thuận lợi để người có công được tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc toàn diện về thể chất và tinh thần. Quy hoạch là cơ sở để xây dựng lộ trình và triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn trên địa bàn cả nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước về ưu đãi người có công bảo đảm khách quan, khoa học, minh bạch và hiệu quả.

Đến năm 2025, phát triển mới 5 cơ sở điều dưỡng người có công với cách mạng với quy mô khoảng 400 giường; xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở điều dưỡng với quy mô khoảng 180 giường; đưa ra khỏi Quy hoạch một số cơ sở; sáp nhập, rà soát, điều chỉnh linh hoạt mô hình hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng phù hợp tình hình thực tế.

Trước hết, hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được sắp xếp, cải tạo, nâng cấp về cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đồng bộ, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ nuôi dưỡng, điều dưỡng và chăm lo toàn diện cả về thể chất và tinh thần đối với người có công; bảo đảm nuôi dưỡng, chăm lo toàn diện đối với 100% người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật có nguyện vọng vào sống tại cơ sở.

Đến năm 2025, phát triển mới 5 cơ sở điều dưỡng người có công với cách mạng với quy mô khoảng 400 giường; xây dựng, nâng cấp 2 cơ sở điều dưỡng với quy mô khoảng 180 giường; đưa ra khỏi Quy hoạch một số cơ sở; sáp nhập, rà soát, điều chỉnh linh hoạt mô hình hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng phù hợp tình hình thực tế.

Đến năm 2030, phát triển mới 3 cơ sở điều dưỡng người có công với cách mạng với quy mô khoảng 240 giường; xây dựng, cải tạo, nâng cấp 4 cơ sở điều dưỡng với quy mô khoảng 400 giường; chuyển đổi linh hoạt mô hình hoạt động của các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng phù hợp tình hình thực tế.

Cùng với đó, đội ngũ người lao động làm việc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công được nâng cao về năng lực, trình độ, có đạo đức, trách nhiệm phù hợp vị trí việc làm được phê duyệt; hoàn thiện chính sách thu hút cán bộ, viên chức, người lao động có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi vào làm việc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.

Về tầm nhìn đến năm 2050, hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được duy trì và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng. Từ đó, góp phần thực hiện chính sách đền ơn, đáp nghĩa, chăm lo đời sống người có công với cách mạng.

10 cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công ở phạm vi vùng

Định hướng phát triển cấu trúc hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gồm 70 cơ sở công lập với quy mô khoảng 7.400 giường.

Theo phân cấp quản lý, các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được chia thành các cơ sở xã hội do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý và do cấp tỉnh quản lý.

Định hướng phát triển cấu trúc hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gồm 70 cơ sở công lập với quy mô khoảng 7.400 giường.

Theo mô hình hoạt động, các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng được phân bố theo 3 mô hình: điều dưỡng người có công, nuôi dưỡng người có công, nuôi dưỡng kết hợp điều dưỡng người có công.

Theo quy mô, chức năng phục vụ, trong các cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng có 10 cơ sở có tính chất vùng, thực hiện chức năng cung cấp dịch vụ điều dưỡng, nuôi dưỡng ở phạm vi vùng.

Hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng đến năm 2030, tầm nhìn 2050 với 70 cơ sở được phân bổ theo các vùng kinh tế-xã hội.

Vùng trung du và miền núi phía bắc có 14 cơ sở tại 13 địa phương.

Vùng đồng bằng sông Hồng có 20 cơ sở tại 11 địa phương.

Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung có 18 cơ sở tại 14 địa phương.

Vùng Tây Nguyên có 3 cơ sở tại 3 địa phương.

Vùng Đông Nam Bộ có 5 cơ sở tại 3 địa phương. Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 10 cơ sở do địa phương quản lý.

Quy hoạch cũng đề cập tới phát triển nguồn nhân lực trong hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng.

Về số lượng, đến năm 2025, hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng có khoảng 2.300 cán bộ, nhân viên. Đến năm 2030, con số này dự kiến tăng lên khoảng 2.500 người được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm trong hoạt động chăm sóc sức khỏe.

Đến năm 2025, có ít nhất 30% được đào tạo ở trình độ đại học trở lên, 55% được đào tạo trong các ngành y, dược và công tác xã hội.

Đến năm 2030, có ít nhất 60% đội ngũ cán bộ được đào tạo ở trình độ đại học trở lên, ít nhất 55% được đào tạo trong các ngành y, dược và công tác xã hội.

Đến năm 2025, hệ thống cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng có khoảng 2.300 cán bộ, nhân viên. Đến năm 2030, con số này dự kiến tăng lên khoảng 2.500 người được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm trong hoạt động chăm sóc sức khỏe.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết, cả nước đã xác nhận được hơn 9,2 triệu người có công. Trong số này, có 1,2 triệu liệt sĩ, hơn 139 nghìn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, hơn 1.300 Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, gần 800 nghìn thương binh, bệnh binh và gần 320 nghìn người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, gần 111 nghìn người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày, gần 1,9 triệu người có công giúp đỡ cách mạng…

Trên toàn quốc có khoảng 695 nghìn người có công được hưởng chế độ điều dưỡng hằng năm với hai hình thức: điều dưỡng tập trung và điều dưỡng tại gia đình. Hệ thống cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng hiện có 67 trung tâm trên cả nước.

Trong đó, có đến 33 trung tâm thực hiện nhiệm vụ điều dưỡng người có công (chỉ chuyên về điều dưỡng luân phiên cho người có công) và 6 trung tâm lớn chỉ chuyên thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng người có công.