Những năm tới, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam cần các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp lớn đầu tư, sử dụng các kết quả của tổ chức khởi nghiệp. Ngoài ra, để nâng tầm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trở thành trung tâm khởi nghiệp của khu vực, Việt Nam cần xây dựng chính sách pháp luật, hành lang pháp lý tương xứng với tiềm lực, yêu cầu của giai đoạn mới.
Theo Quyết định số 134/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/01/2024 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025, tỉnh Tây Ninh còn 2.083 hộ nghèo và hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ nghèo đa chiều: 0,65%, trong đó hộ nghèo còn 512 hộ, tỷ lệ hộ nghèo: 0,16% và hộ cận nghèo còn 1.571 hộ, tỷ lệ hộ cận nghèo: 0,49%.
Sáng 22/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang tổ chức họp mặt doanh nghiệp đầu năm 2024 và khen thưởng doanh nghiệp, doanh nhân có thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2023.
Phát triển kinh tế tập thể luôn là mục tiêu xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và Chính phủ. Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển khu vực kinh tế tập thể rất lớn nếu Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh tế tập thể, hợp tác xã tiếp cận được các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Theo các đại biểu Quốc hội, muốn giảm nghèo bền vững, nguyên tắc cho "con cá" và "cần câu" phải được cân nhắc áp dụng phù hợp cho từng hoàn cảnh hộ nghèo, từng thời điểm, đồng thời cần tách bạch mục tiêu trong từng chính sách đầu tư hỗ trợ sản xuất.
Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 của Chính phủ về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ là Nghị định đầu tiên giúp tạo ra một quy trình trong việc trao đổi, chuyển nhượng và triển khai carbon rừng ở Việt Nam.
Ngày 19/8/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 105/2009/QÐ-TTg về quy chế quản lý cụm công nghiệp. Từ đây, khái niệm cũng như các quy định về quản lý cụm công nghiệp được thống nhất trên phạm vi cả nước, tạo ra khung pháp lý cho quản lý cụm công nghiệp từ Trung ương đến các địa phương.
Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết về quy định một số chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Hà Nội do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố tổ chức đã thu hút sự tham gia góp ý của nhiều chuyên gia. Nhấn mạnh tầm quan trọng trong đầu tư nông nghiệp, nông thôn, các ý kiến thống nhất quan điểm phát triển nông nghiệp của Thủ đô cần có trọng tâm, trọng điểm, bền vững, hướng tới nền nông nghiệp đa giá trị.
Dự thảo Đề án “Hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030” hướng tới mục tiêu xây dựng thị trường lao động đầy đủ, hiện đại, vận hành theo đúng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng bộ, liên thông đa tầng, đa ngành, đa vùng và hội nhập quốc tế.