Bộ Tài chính Thổ Nhĩ Kỳ ngày 15/3 cho biết, ngân sách trung ương của nước này thâm hụt 170,56 tỷ lira (tương đương 8,99 tỷ USD) trong tháng 2, cho thấy tác động của thảm họa động đất tàn phá khu vực đông nam đất nước.
EBRD cho biết sẽ giải ngân 1,5 tỷ euro (khoảng 1,58 tỷ USD) trong 2 năm tới để hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ tái thiết và hồi phục những khu vực đổ nát sau trận động đất lớn hồi tháng trước.
Thảm hoạ động đất lịch sử đã đi qua một thời gian, những vết thương mất mát đã dần nguôi ngoai. Đây cũng là lúc những nụ cười của các em bé Thổ Nhĩ Kỳ và Syria trở lại. Sự sống mới đang dần hồi sinh trên mảnh đất này.
Vài ngày sau thảm họa động đất, Mehmet Tahir Ikiler, Giám đốc nghệ thuật một nhà hát tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) bắt đầu tự mình lái xe đi dọc 11 tỉnh vùng tâm chấn. Tại từng địa phương, ông dừng lại rất lâu để biểu diễn múa rối và kể cho lũ trẻ nghe nhiều câu chuyện cổ tích với hy vọng sẽ chữa lành phần nào những tâm hồn bé bỏng.
Vài ngày sau thảm họa động đất, Mehmet Tahir Ikiler, Giám đốc nghệ thuật một nhà hát tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) bắt đầu tự mình lái xe đi dọc 11 tỉnh vùng tâm chấn. Tại từng địa phương, ông dừng lại rất lâu để biểu diễn múa rối và kể cho lũ trẻ nghe nhiều câu chuyện cổ tích với hy vọng sẽ chữa lành phần nào những tâm hồn bé bỏng.
Khi tòa nhà bắt đầu rung lắc dữ dội, cảnh sát Turgay Mardin tại thị trấn Nurdagi vội vã bật dậy. Anh lao về phòng lũ trẻ, ôm chặt chúng rồi nằm úp xuống sát thành giường đúng theo hướng dẫn. Chung quanh, mọi thứ chao đảo, chòng chành. Tiếng đổ vỡ vang lên khắp nơi.
"Tôi không gặp sự bi quan, than vãn ở những người mà tôi gặp gỡ. Họ đã sẵn sàng bước tiếp và tin vào tương lai. Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong cam kết của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khi tuyên bố sẽ tái thiết, phục hồi các vùng thảm họa trong vòng 1 năm", Đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ Đỗ Sơn Hải trả lời Báo Nhân Dân.
Hàng triệu người dân bị ảnh hưởng bởi động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ đang ở tập trung trong các thành phố "lều trại" để bảo đảm an toàn. Họ phải tập làm quen với một cuộc sống với những nhịp sinh hoạt hoàn toàn khác.
Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực thế giới của Liên hợp quốc (WFP) David Beasley ngày 26/2 kêu gọi tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chuyến hàng viện trợ nhân đạo tới Syria trong bối cảnh quốc gia trải qua 12 năm nội chiến đang rơi vào "thảm họa chồng thảm họa" sau trận động đất hôm 6/2. Phần lớn người dân tại khu vực tây bắc Syria sống dựa chủ yếu vào viện trợ nhân đạo trước khi thảm họa động đất xảy ra.
Trong "thành phố lều tạm" mới được dựng nên ngay bên cạnh đống đổ nát cũ của thị trấn Nurdag, tỉnh Gaziantep (Thổ Nhĩ Kỳ), một cuộc sống mới đã được bắt đầu. Giữa nỗi đau và mất mát, những mầm hy vọng cũng đang dần vươn lên.
Rất nhiều người may mắn còn sống sót ở 10 tỉnh đông nam Thổ Nhĩ Kỳ đang phải sống tạm trong các lều trại, container được dựng lên trong các sân vận động. Một số khác lại lựa chọn ở trong những chiếc ô-tô vốn để vận chuyển hằng ngày. Với họ, đây đều là những vùng xanh an toàn hơn rất nhiều so với nơi ở cũ.
Hơn 2 tuần sau trận động đất lịch sử khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng tại Thổ Nhĩ Kỳ, người dân Hatay đã bắt đầu bước vào giai đoạn tái thiết thành phố mới.
Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết, nước này đang đẩy nhanh các kế hoạch cung cấp nhà ở cho nạn nhân của trận động đất ngày 6/2 vừa qua. Đến nay, trận động đất làm rung chuyển khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria đã khiến gần 50.000 người tại 2 nước này thiệt mạng.
Ngày 23/2 (theo giờ Việt Nam), Bộ trưởng Nội vụ Thổ Nhĩ Kỳ Suleyman Soylu cho biết, nước này sẽ mở rộng điều tra các nhà thầu xây dựng bị nghi ngờ vi phạm các tiêu chuẩn an toàn, sau khi xảy ra thảm kịch động đất hôm 6/2 vừa qua khiến hơn 43.550 người thiệt mạng tại đây.
Sau những ngày đối mặt với thảm họa động đất kinh hoàng, người dân Thổ Nhĩ Kỳ tại những khu vực lưu trú tạm thời mong mỏi sự giúp đỡ để có thể phần nào quay trở lại cuộc sống trước kia. Ghi nhận của nhóm phóng viên Truyền hình Nhân Dân tại Thổ Nhĩ Kỳ.