Lời cảnh báo chung cho toàn nhân loại

Phóng viên: Xin ông cho biết đánh giá về trận động đất lịch sử tại Thổ Nhĩ Kỳ đầu tháng 2 vừa qua? 

Đại sứ Đỗ Sơn Hải: Trong lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia này đã từng đối mặt với rất nhiều trận động đất lớn. Có thể kể đến các thảm họa vào các năm 1923, 1939 hay mới đây nhất là trận động đất năm 2022 ngay giữa Istanbul và Ankara. Những trận động đất ấy đều dẫn tới thiệt hại lớn, thậm chí khiến rất nhiều người bị tử vong. 

Tuy nhiên, trận động đất kép rạng sáng 6/2 vừa qua là thảm họa hơn 100 năm mới xuất hiện. Theo thống kê của các chuyên gia tại châu Âu, sau gần 3 tuần, thiệt hại của trận động đất gây ra có thể chiếm đến khoảng 15% GDP của Thổ Nhĩ Kỳ. Bên cạnh đó, còn phải kể đến những mất mát về văn hóa-lịch sử, đặc biệt là tính mạng con người-những yếu tố vốn không thể đo đếm được bằng tiền. 

Riêng về mặt kiến tạo địa lý, cho tới tận hôm nay, khả năng động đất vẫn tiếp tục. Ngay ngày 27/2, Cơ quan Ứng phó thảm họa và tình huống khẩn cấp (AFAD) của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, một trận động đất có độ lớn 5,6 đã làm sập một số tòa nhà vốn đã bị hư hại sau trận động đất kinh hoàng hồi đầu tháng này, khiến 1 người tử vong, 69 người khác bị thương. Đây thực sự là một điều rất đáng lo ngại. 

Theo tôi, trận động đất lần này cũng là lời cảnh báo cho toàn nhân loại rằng: Các thảm họa thiên nhiên sắp tới sẽ có thể nặng nề hơn rất nhiều.

Hình ảnh tan hoang tại Hatay sau trận động đất lịch sử. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Hình ảnh tan hoang tại Hatay sau trận động đất lịch sử. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Các chiến sĩ Việt Nam gửi tới người dân chịu ảnh hưởng bởi thảm hoạ động đất những món quà thiết thực cho cuộc sống. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Các chiến sĩ Việt Nam gửi tới người dân chịu ảnh hưởng bởi thảm hoạ động đất những món quà thiết thực cho cuộc sống. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công An Việt Nam cùng lực lượng cứu hộ quốc tế tìm kiếm những người mất tích trong đống đổ nát. (Ảnh: Bộ Công An cung cấp)

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công An Việt Nam cùng lực lượng cứu hộ quốc tế tìm kiếm những người mất tích trong đống đổ nát. (Ảnh: Bộ Công An cung cấp)

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công An Việt Nam cùng lực lượng cứu hộ quốc tế tìm kiếm những người mất tích trong đống đổ nát. (Ảnh: Bộ Công An cung cấp)

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công An Việt Nam cùng lực lượng cứu hộ quốc tế tìm kiếm những người mất tích trong đống đổ nát. (Ảnh: Bộ Công An cung cấp)

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bắt tay thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, cảm ơn lực lượng cứu hộ của Việt Nam. (Ảnh: Lực lượng cứu hộ Bộ Quốc phòng cung cấp)

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bắt tay thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, cảm ơn lực lượng cứu hộ của Việt Nam. (Ảnh: Lực lượng cứu hộ Bộ Quốc phòng cung cấp)

10 ngày làm nhiệm vụ trên đất bạn, đoàn cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam đã để lại một hình ảnh đẹp về một Việt Nam nhân văn, nhân ái và hết lòng vì bạn bè quốc tế. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

10 ngày làm nhiệm vụ trên đất bạn, đoàn cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam đã để lại một hình ảnh đẹp về một Việt Nam nhân văn, nhân ái và hết lòng vì bạn bè quốc tế. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Item 1 of 6

Hình ảnh tan hoang tại Hatay sau trận động đất lịch sử. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Hình ảnh tan hoang tại Hatay sau trận động đất lịch sử. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Các chiến sĩ Việt Nam gửi tới người dân chịu ảnh hưởng bởi thảm hoạ động đất những món quà thiết thực cho cuộc sống. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Các chiến sĩ Việt Nam gửi tới người dân chịu ảnh hưởng bởi thảm hoạ động đất những món quà thiết thực cho cuộc sống. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công An Việt Nam cùng lực lượng cứu hộ quốc tế tìm kiếm những người mất tích trong đống đổ nát. (Ảnh: Bộ Công An cung cấp)

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công An Việt Nam cùng lực lượng cứu hộ quốc tế tìm kiếm những người mất tích trong đống đổ nát. (Ảnh: Bộ Công An cung cấp)

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công An Việt Nam cùng lực lượng cứu hộ quốc tế tìm kiếm những người mất tích trong đống đổ nát. (Ảnh: Bộ Công An cung cấp)

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công An Việt Nam cùng lực lượng cứu hộ quốc tế tìm kiếm những người mất tích trong đống đổ nát. (Ảnh: Bộ Công An cung cấp)

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bắt tay thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, cảm ơn lực lượng cứu hộ của Việt Nam. (Ảnh: Lực lượng cứu hộ Bộ Quốc phòng cung cấp)

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan bắt tay thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, cảm ơn lực lượng cứu hộ của Việt Nam. (Ảnh: Lực lượng cứu hộ Bộ Quốc phòng cung cấp)

10 ngày làm nhiệm vụ trên đất bạn, đoàn cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam đã để lại một hình ảnh đẹp về một Việt Nam nhân văn, nhân ái và hết lòng vì bạn bè quốc tế. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

10 ngày làm nhiệm vụ trên đất bạn, đoàn cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam đã để lại một hình ảnh đẹp về một Việt Nam nhân văn, nhân ái và hết lòng vì bạn bè quốc tế. (Ảnh: THÀNH ĐẠT)

“Tất cả chúng tôi đều biết Việt Nam”

Phóng viên: Trước thảm họa động đất lịch sử này, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã có những hoạt động cụ thể ra sao, thưa ông? 

Đại sứ Đỗ Sơn Hải: Sáng 6/2, hai cơn địa chấn liên tiếp với cường độ rất lớn đã khiến toàn bộ vùng đông nam Thổ Nhĩ Kỳ (kéo dài qua 11 tỉnh) rung chuyển. Trước những hậu quả hết sức nghiêm trọng của trận động đất tới người dân các tỉnh Thổ Nhĩ Kỳ, trên tinh thần tương thân tương ái, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức quyên góp tối thiểu một ngày lương cũng như các vật dụng thiết yếu, chăn, quần áo ấm cho các nạn nhân của trận động đất. 

Bên cạnh đó, chúng tôi đã tổ chức các cuộc họp khẩn cấp, liên hệ với các cơ quan chức năng của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc tại quốc gia này để nắm bắt thông tin.   

Theo số liệu chúng tôi nắm được, tại vùng xảy ra động đất có 7 gia đình cô dâu Việt Nam sinh sống và làm việc. Rất may mắn, không có người Việt Nam nào thiệt mạng trong thảm họa kể trên. Tuy nhiên, 7 cô dâu người Việt Nam lại bị ảnh hưởng về nhà cửa khiến họ phải ra ở các khu lều trại, thậm chí có người chịu cảnh màn trời, chiếu đất. Ngay sau khi có thông tin, Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã lên chương trình để sẻ chia, giúp đỡ, động viên bà con bằng nhiều hình thức khác nhau. 

Một nhiệm vụ khác Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện là tổ chức tiếp đón, hỗ trợ 2 đoàn cứu hộ cứu nạn của Bộ Công anBộ Quốc phòng Việt Nam sang làm nhiệm vụ quốc tế tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là chuyến đi lịch sử, chưa từng có của Việt Nam khi lần đầu tiên chúng ta cử đội cứu hộ, cứu nạn sang tác nghiệp tại một đất nước hoàn toàn xa lạ. Đại sứ quán Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã bám sát hoạt động của 2 đoàn để hỗ trợ khi cần thiết. 

Phóng viên: Sau những nỗ lực của 2 đoàn cứu hộ, cứu nạn Việt Nam, Chính phủ cũng như nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đã dành tình cảm cũng như đánh giá, ghi nhận như thế nào về chúng ta, thưa Đại sứ? 

Đại sứ Đỗ Sơn Hải: Việc Việt Nam cử 2 đoàn cứu hộ, cứu nạn sang giúp bạn trong hoàn cảnh khó khăn đã được Thổ Nhĩ Kỳ đánh giá rất cao. Khi đoàn vào các thành phố để tác nghiệp, việc kiểm soát rất chặt chẽ, không khác gì giai đoạn Covid-19 vì lý do an ninh. Nhưng khi đoàn chúng tôi đến, chỉ cần nói hai chữ Việt Nam là họ mở đường cho đi ngay. Khi hỏi tại sao thì họ trả lời: Tất cả chúng tôi đều biết đến và ghi nhận đoàn Việt Nam. 

Trong những ngày có mặt tại hiện trường, tôi nhớ mãi hình ảnh những người dân Thổ Nhĩ Kỳ hiếu khách. Đêm 10/2, khi đoàn cứu hộ, cứu nạn Bộ Công an đưa được một em bé còn sống ra ngoài, người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã đến và hỏi: Các bạn có cần gì không? Tôi đáp: Chúng tôi không cần gì cả. Nhưng một lúc sau, họ vẫn mang tới bánh mỳ, nước cho từng người trong bối cảnh họ đang vô cùng khó khăn và khủng hoảng. Tất cả các thành viên trong đoàn đều vô cùng cảm động. 

Tương tự, khi máy bay chở đoàn cứu hộ, cứu nạn Bộ Quốc phòng Việt Nam hạ cánh xuống, người dân Thổ Nhĩ Kỳ đứng thành hàng ngang. Tất cả đều chắp tay cúi người chào như một lời cảm ơn hết sức xúc động, dù chúng ta vẫn chưa tác nghiệp thực tế.

Đại sứ Đỗ Sơn Hải nói về sự ghi nhận của nước bạn với 2 đoàn cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam.

Đại sứ Đỗ Sơn Hải nói về sự ghi nhận của nước bạn với 2 đoàn cứu hộ, cứu nạn của Việt Nam.

Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng bước tiếp

Phóng viên: Xin Đại sứ chia sẻ rõ hơn về tinh thần chung của người dân các vùng bị ảnh hưởng bởi thảm họa động đất trong thời điểm hiện tại? 

Đại sứ Đỗ Sơn Hải: Tôi cho rằng, để đánh giá chính xác về tinh thần của người dân Thổ Nhĩ Kỳ cần phải chia ra làm 3 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên, họ phải hứng chịu những nỗi đau và mất mát quá lớn. Có gia đình 10 người ở Adiyaman thì chỉ có duy nhất 1 người sống sót. Trong khi những rung chấn vẫn tiếp diễn. Do đó, giai đoạn này, tâm lý chung của mọi người đa phần rất lo sợ. 

Trải qua một vài ngày đầu, người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã lấy lại tinh thần rất nhanh. Họ bắt đầu quen và chấp nhận rất nhanh với cuộc sống ở các lều trại. Ở những nơi chúng tôi đi qua, người Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng chia nhau từng cái bánh mỳ, chai nước. Những câu chuyện về cướp bóc, trộm cắp thực sự chúng tôi chưa chứng kiến bao giờ. Ý chí của người dân cũng lớn dần theo. Dù bị sứt mẻ trước những mất mát, nhưng dần dần họ bình tĩnh trở lại và có ý chí vươn lên. 

Giai đoạn hiện nay, cũng giống người dân Việt Nam khi đối diện với các thảm họa thiên nhiên, người Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết tâm bước tiếp. Những gì đổ vỡ đã qua. Giờ đây, họ sẽ phải đối mặt với thực tế để từng bước sắp xếp lại cuộc sống. Có thể, họ vẫn đang ở trong những khu lều tạm, nhưng đồ đạc bên trong đã rất gọn gàng. Họ sẵn sàng ở đó 1 tháng, 2 tháng thậm chí 1 năm.

Tôi không gặp sự bi quan, than vãn ở những người mà tôi gặp gỡ. Họ đã sẵn sàng bước tiếp và tin vào tương lai.

Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong cam kết của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ khi tuyên bố sẽ tái thiết, phục hồi các vùng thảm họa trong vòng 1 năm. Tôi cho rằng, để đưa ra được cam kết này, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã dựa trên nền tảng là niềm tin ở cả hai phía: Người dân và Chính phủ. Do đó, tôi cho rằng, sau 1 năm, mục tiêu của họ sẽ đạt ít nhất từ 80-90%. 

Đại sứ Đỗ Sơn Hải bày tỏ cảm nhận về tinh thần của người dân Thổ Nhĩ Kỳ trong thảm họa.

Đại sứ Đỗ Sơn Hải bày tỏ cảm nhận về tinh thần của người dân Thổ Nhĩ Kỳ trong thảm họa.

Phóng viên: Theo ông, công cuộc tái thiết ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu từ đâu? 

Đại sứ Đỗ Sơn Hải: Qua những ngày có mặt trực tiếp ở hiện trường, cộng với tài liệu đọc được và những tiếp xúc với cơ quan chức năng của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi cho rằng, quá trình tái thiết của Thổ Nhĩ Kỳ đang diễn ra với một tầm nhìn rất xa. Họ xác định rõ quá trình tái thiết sẽ bắt đầu từ Adiyaman, một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nơi không chỉ có hàng triệu người đang sinh sống mà còn có rất nhiều di tích lịch sử-văn hóa quan trọng. Cần xác định rõ điểm bắt đầu bởi quá trình tái thiết cần diễn ra tuần tự khi nguồn lực chưa cho phép. 

Tái thiết còn cần dựa trên nền tảng hạ tầng. Đây cũng là yếu tố sẽ giúp quá trình tại Thổ Nhĩ Kỳ trở nên khác biệt. Sau thảm họa, hệ thống đường xá, điện nước của họ gần như không bị ngắt đoạn. Chỗ nào hỏng sẽ được sửa chữa lại ngay. Đó là nền tảng vững chắc để quá trình tái thiết được tiến hành nhanh và hiệu quả. 

Ngoài ra, chiến lược tái thiết tại Thổ Nhĩ Kỳ còn dựa vào cả niềm tin và sự quyết tâm. Mặc dù đây là yếu tố mang tính định tính nhưng rất quan trọng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan đã có 2 chuyến đi tới Hatay, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của động đất. Tại đây, ông không đưa ra những cam kết mang tính động viên suông mà khẳng định: Quá trình tái thiết phải được bắt đầu từ chính những người dân. Nhà nước sẽ luôn đứng bên cạnh hỗ trợ nhưng người dân mới là chủ thể trực tiếp thực hiện. 

Tuy nhiên, cũng cần phải nói thêm, quá trình tái thiết sẽ không hề đơn giản. Bởi đây là trận động đất 100 năm mới có, gây ra những tổn thất to lớn về cả người lẫn tài sản. Do đó, tái thiết sẽ cần một nguồn lực rất lớn.

Hiện nay, cộng đồng quốc tế đã và đang tiếp tục chung tay góp sức cho Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như Syria để hai quốc gia này khắc phục hậu quả thảm họa. Tôi cho rằng, đây là một nhận thức rất mới của nhân loại. Bởi trước đây chưa từng có một sự vào cuộc có quy mô lớn như hiện tại. Trước những thảm họa thiên nhiên, cả loài người cần phải cùng có trách nhiệm. Tôi tin, nhờ những nguồn lực quan trọng này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mau chóng đứng vững. 

Ngoài ra, diện tích các khu vực cần tái thiết rất lớn. Tôi đã có dịp đi từ nơi đóng quân của đoàn cứu hộ, cứu nạn của Bộ Công an ở Adiyaman tới Hatay là nơi đoàn Bộ Quốc phòng tác nghiệp. 2 địa điểm này cách nhau tới 500km. Tổng chiều dài từ đầu bắc tới đầu nam khe nứt lớn nhất hình thành sau thảm họa động đất cũng lên tới 700km. Do đó, quá trình tái thiết đòi hỏi rất nhiều thời gian, nỗ lực, quyết tâm và cần cả tự nhiên ủng hộ.

Chúng ta cần nhìn nhận ở cả 2 khía cạnh. Về chủ quan, chúng ta tin tưởng vào quá trình này sẽ thành công. Nhưng ở phía khách quan, rất nhiều khó khăn đang còn chở ở phía trước. 

Đặc biệt, ngày 14/5 tới đây, kỳ tổng tuyển cử [để bầu ra Tổng thống và Quốc hội-PV]. Chính phủ mới sẽ tiếp tục chặng đường tái thiết như thế nào vẫn là câu hỏi lớn phía trước. Nhưng dù sao, tôi hy vọng, với bản lĩnh, văn hóa luôn hướng về phía trước, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ vượt qua khó khăn, đưa quá trình tái thiết tới thành công. 

Phóng viên: Xin cám ơn Đại sứ vì cuộc trao đổi thú vị này và kính chúc ông nhiều sức khỏe!

Ngày xuất bản: 1/3/2023
Thực hiện: SƠN BÁCH - THÀNH ĐẠT - HỒNG QUÂN -TÙNG LÂM
(Từ Thổ Nhĩ Kỳ)
Trình bày: HẢI BÌNH