Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống giúp hoàn thiện các chế định để quản lý đất đai tại các địa phương. (Ảnh ĐĂNG ANH)

Nhiều loại đất không có giấy tờ sẽ được xem xét cấp sổ đỏ

Quốc hội vừa qua thông qua và Chủ tịch nước đã có Lệnh công bố Luật Đất đai (sửa đổi), bảo đảm tính kế thừa, ổn định, phát triển của pháp luật về đất đai; sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp thực tiễn; hoàn thiện các chế định để quản lý đất đai theo chức năng là tài nguyên, tài sản, nguồn lực cả về diện tích, chất lượng, không gian sử dụng...
Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Đắk Nông thời gian qua đã tạo lập được cơ sở pháp lý quan trọng từng bước đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương đi vào nề nếp, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp và người dân, theo đúng định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của tỉnh Đắk Nông thời gian qua đã tạo lập được cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từng bước đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương đi vào nề nếp, cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các doanh nghiệp và người dân, theo đúng định hướng phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Tỉnh Thái Nguyên sẽ thu hồi dự án đầu tư, kinh doanh hạ tầng Khu B-Khu công nghiệp Điềm Thụy để giao cho nhà đầu tư khác.

Thái Nguyên giải quyết ách tắc tại các dự án khu công nghiệp

Thu hút đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, các nhà đầu tư thứ cấp để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách là chủ trương lớn của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua. Tuy nhiên, do năng lực nhà đầu tư hạ tầng khu công nghiệp yếu kém, cơ chế, chính sách chưa đồng bộ cùng nhiều nguyên nhân chủ quan khác, một số dự án bị chậm tiến độ, gây lãng phí nguồn lực đất đai, nguồn vốn đăng ký đầu tư.
Nhiều công trình xây dựng sai phép của Công ty Huarong.

Xử lý dứt điểm sai phạm tại Dự án nhà máy chế biến gỗ ở huyện Yên Thế (Bắc Giang)

Thời gian gần đây, bạn đọc tố cáo nhiều hành vi có dấu hiệu làm trái pháp luật và quy định về chính sách đầu tư ở huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang). Hành vi đó đã giúp một doanh nghiệp mua bán, sử dụng trái phép hàng nghìn mét vuông đất lâm nghiệp; không bị thu hồi đất khi dự án được cơ quan chức năng cấp phép chậm tiến độ gần 10 năm…
Thi hành lệnh khởi tố bị can, bắt tạm giam Phan Duy Nghĩa.

Khởi tố 3 bị can trong vụ xây trái phép 680 căn biệt thự, nhà liền kề tại Đồng Nai

Liên quan vụ xây dựng trái phép 680 căn biệt thự, nhà liền kề tại Đồng Nai, ngày 16/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố 3 bị can là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo, chuyên viên Phòng Quản lý đô thị huyện Trảng Bom để điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Dự án khu dân cư Tân Thịnh, xã Đồi 61, huyện Trảng Bom.
Hộ ông Mai Văn Dững cất nhà ở trên khu đất Nông trường Giồng Sọ.

Sớm khắc phục sai phạm về quản lý đất đai tại Nông trường Giồng Sọ

Năm 1986, Ủy ban nhân dân huyện Duyên Hải, tỉnh Cửu Long thành lập Nông trường quốc doanh nuôi tôm Giồng Sọ. Nông trường này sử dụng tổng diện tích đất hơn 169ha gồm thửa đất số 71, tờ bản đồ số 12, tọa lạc tại ấp Đình Cũ, xã Long Khánh và thửa đất số 1, thửa đất số 2, cùng tờ bản đồ số 15, tọa lạc tại ấp Cồn Cù, xã Dân Thành, nay là xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Lực lượng kiểm lâm phối hợp với ban quản lý rừng và công ty lâm nghiệp trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, triển khai công tác tuần tra bảo vệ rừng nguyên sinh trên địa bàn huyện quản lý. (Ảnh: TTXVN)

Tăng cường quản lý đất rừng

Cùng với chính sách đất đai áp dụng trong nông nghiệp, đất rừng hiện đang gặp nhiều khó khăn trong quản lý và sử dụng do còn có những hạn chế, sự thiếu đồng bộ. Đây cũng là bài toán cần sớm được tháo gỡ nhằm khơi thông những rào cản, từ đó thúc đẩy kinh tế lâm nghiệp phát triển ổn định, bền vững…
Một góc đô thị thành phố Thủ Ðức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: VŨ NGUYÊN)

"Đặt tên" đúng cho từng loại dự án phát triển kinh tế-xã hội

Khi triển khai ở nhiều địa phương, doanh nghiệp nương theo "khoảng trống" của luật, gắn dự án với tính chất là "phát triển kinh tế-xã hội vì lợi ích quốc gia" để việc giải phóng mặt bằng do Nhà nước thực hiện theo khung giá Nhà nước, thấp hơn nhiều so với giá thị trường mà lẽ ra doanh nghiệp phải thương lượng, thỏa thuận để đền bù cho người dân. Doanh nghiệp đã "lách luật" nhằm hưởng khoản chênh lệch giá đền bù hàng chục, thậm chí là hàng trăm lần, và chính sự mập mờ này khiến người dân bức xúc, khiếu nại, khiếu kiện về đất đai gia tăng.
Chính quyền tỉnh Bạc Liêu và thị xã Giá Rai giao “đất vàng” cho Công ty Phước Vinh ở phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, với giá “như bèo”.

Hàng loạt cán bộ ở Bạc Liêu bị kỷ luật vì giao đất cho doanh nghiệp giá “bèo”

Chiều 20/7, một lãnh đạo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu cho biết, thực hiện Kết luận số 553 của Thanh tra Chính phủ; thực hiện quan điểm chỉ đạo kiên quyết của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy, Tỉnh ủy Bạc Liêu vừa họp, xem xét, thống nhất hình thức xử lý kỷ luật một số cán bộ liên quan đến việc giao hàng ngàn mét vuông “đất vàng” tại thị xã Giá Rai cho một doanh nghiệp không thông qua đấu thầu, giá rẻ mạt “như bèo”, gây bức xúc, bất bình trong cán bộ, nhân dân.
Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa kết luận

Thanh Hóa nói không với đầu cơ, găm giữ đất để chuyển nhượng

Thanh Hóa hiện có 164 dự án được giao đất, cho thuê đất chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai 2013. Tỉnh chủ động, phối hợp tháo gỡ khó khăn cho những doanh nghiệp quyết tâm đầu tư; ngược lại, kiên quyết xử lý với nhà đầu tư có dấu hiệu đầu cơ, găm giữ đất để chuyển nhượng kiếm lời bất hợp pháp, không có ý định đầu tư.