Qua quá trình rà soát trên hệ thống nghiệp vụ hải quan đối với mặt hàng đồng xuất khẩu, Tổng cục Hải quan vừa phát hiện một số tờ khai có mô tả hàng hóa không phù hợp mã số khai báo nhưng vẫn được chấp nhận thông quan.
Trong nền kinh tế thị trường, phòng, chống gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế là công việc rất quan trọng, nhất là trong môi trường thương mại điện tử; đồng thời đây cũng là thách thức rất lớn đối với mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Ngày 17/7, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) thành phố Hà Nội sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.
Ngày 7/6, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả Thành phố Hồ Chí Minh (Ban chỉ đạo 389) tổ chức Tổng kết Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024.
Nhằm làm tốt công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường tỉnh Yên Bái đã triển khai đồng bộ các giải pháp theo hướng dẫn của ngành, đồng thời công khai số điện thoại đường dây nóng 0911 282 389 để người dân kịp thời thông báo các vi phạm về hàng giả, hàng cấm đến cơ quan chức năng.
Ngay sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp, thủ đoạn của tội phạm tinh vi, liều lĩnh. Chủ động kiểm soát tình hình với nỗ lực tổ chức đợt cao điểm đấu tranh nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật là yêu cầu được quán triệt tới các đơn vị trong toàn ngành hải quan.
Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, gian lận thương mại và hàng giả tiếp tục có chiều hướng gia tăng. Do đó, các lực lượng chức năng cần nhanh chóng đẩy mạnh công tác phòng chống các vi phạm, thực hiện đồng bộ các giải pháp, phối hợp tốt với các bên liên quan để ngăn chặn tình trạng này.
Buôn lậu, gian lận thương mại, kể cả trực tiếp hay diễn ra trên không gian mạng, đều là một phần không thể tách rời ở bất cứ nền kinh tế nào trên toàn cầu, vì thế, mục tiêu của mỗi nền kinh tế là hạn chế những tác hại của hoạt động này đối với đời sống kinh tế-xã hội. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không ngoại lệ khi mà đất nước đang ngày càng chuyển mình mạnh mẽ thì “cuộc chiến” chống buôn lậu, gian lận thương mại diễn ra ngày càng quyết liệt...
Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vấn nạn buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn tiếp tục âm thầm diễn ra, với những thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thực thi pháp luật.
Năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã thanh tra, kiểm tra 71.928 vụ (tăng 1,4% so cùng kỳ); phát hiện, xử lý 52.351 vụ vi phạm (tăng 19%); chuyển cơ quan điều tra 174 vụ có dấu hiệu tội phạm (tăng 37%); thu nộp ngân sách trên 501 tỷ đồng (tăng 2,2%).
Sắp đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, tình trạng gian lận thương mại lại bắt đầu “nóng” lên. Ngay trong tháng 12/2023, các lực lượng chức năng của thành phố Hà Nội đã phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại với quy mô lớn.
Từ đầu năm 2023, lực lượng chức năng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tích cực ra quân triệt phá tội phạm buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhưng tình hình vi phạm vẫn không hề thuyên giảm.
Ngày 21/12, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh Long An Phạm Đức Chinh cho biết, sau 1 tháng (21/11 đến 21/12) triển khai kế hoạch cao điểm phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tháng cuối năm và trước, trong và sau Tết Giáp Thìn 2024, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ 9 vụ vận chuyển buôn lậu pháo các loại (pháo hoa, pháo nổ, pháo hoa nổ), với tổng số lượng gần 6 tấn.
Từ đầu năm đến nay, tình hình buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, gian lận thương mại vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại để ngăn ngừa các hành vi vi phạm.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 669-NQ/ĐU ngày 4/9/2018 của Đảng ủy Bộ đội biên phòng (BĐBP), Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Định và cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị lãnh đạo đã chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp kiểm soát tình hình ma túy và đấu tranh tội phạm trên địa bàn; đồng thời, chủ động, kịp thời đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, xác lập, triệt phá nhiều chuyên án, vụ án về ma túy, mua bán người, buôn lậu, gian lận thương mại...
Quảng Ninh có tuyến biên giới đường bộ, đường biển tiếp giáp với Trung Quốc dài, địa hình phức tạp. Để kiểm soát tốt địa bàn, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các ngành, thành viên và địa phương tăng cường kiểm soát, kiểm tra, phòng chống buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, cửa khẩu. Tỉnh đã phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới.
Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đứng thứ nhất cả nước về số lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu và đứng thứ hai về lưu lượng hành khách xuất, nhập cảnh qua đường hàng không. Do đó, tình hình buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới tại đây diễn biến phức tạp.
Ngày 28/9, tại Nha Trang, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tổ chức Hội thảo “Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng: dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng - Thực trạng và giải pháp”.
Trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện nhiều biện pháp nghiệp vụ để phát hiện các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, cũng như thực hiện xử lý, xử phạt vi phạm hành chính các cá nhân, doanh nghiệp vi phạm.
Ngày 30/8, tại thành phố Pleiku, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia phối hợp tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị giao ban công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả với sự tham dự đại diện lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; Ban Chỉ đạo 389 của các tỉnh: Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng…
Ngày 31/7/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 693/CĐ-TTg về việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường UAE. Công điện nêu rõ: Vừa qua, một số báo điện tử phản ánh thông tin về việc một số doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam có nguy cơ bị mất các lô hàng xuất khẩu tiêu, quế, hồi, hạt điều sang Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) do gian lận thương mại.
Ngày 6/7, Báo Đại biểu nhân dân tổ chức Tọa đàm với chủ đề: “Tăng cường bảo đảm thu ngân sách và chống buôn lậu, gian lận thương mại gắn với chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan”.
Theo Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2023, ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 8.068 vụ việc vi phạm, tăng 7,1% so cùng kỳ năm 2022. Trị giá hàng hóa vi phạm ước tính 2.674,8 tỷ đồng, giảm 29,1% so với cùng kỳ năm 2022.
Chiều 5/7, Tổng cục Hải quan cho biết, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới trong 6 tháng đầu năm 2023 diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó lường.
Thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển, cùng với xu hướng đẩy mạnh kinh tế số và thương mại điện tử, đặt ra những khó khăn, thách thức cho cơ quan quản lý thị trường của hai nước. Do vậy, việc hình thành một cơ chế hợp tác giữa hai bên là rất cần thiết.
Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389) thành phố Hà Nội vừa mới thành lập hai đoàn kiểm tra liên ngành mặt hàng thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm.
Bằng các giải pháp quyết liệt quản lý địa bàn, kiểm tra, xử lý thường xuyên các điểm sản xuất, kinh doanh, các kho hàng, bến bãi tập kết hàng hóa có dấu hiệu vi phạm, lực lượng quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh đã đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần ngăn chặn hàng lậu, hàng giả lưu thông trên thị trường.
Ngày 7/4, Tổng cục Quản lý Thị trường (Bộ Công thương) cho biết, lực lượng quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh vừa thu giữ hàng chục nghìn sản phẩm là xì gà điếu nhập ngoại, rượu Johnnie walker, đồ chơi trẻ em và thực phẩm bổ sung do nước ngoài sản xuất chưa xác định được chủ sở hữu, hóa đơn chứng minh nguồn gốc.
Tổng cục Hải quan vừa cho biết, tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép vẫn diễn biến phức tạp. Đối tượng buôn lậu sử dụng một số phương thức, thủ đoạn mới, tinh vi, khó lường nhằm qua mắt, trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan chức năng trong và ngoài nước.