Giới chức Anh hôm qua xác nhận virus cúm gia cầm H5N1 xuất hiện tại một trại chăn nuôi gia cầm thương mại gần thị trấn St Ives ở phía tây-nam nước này.
Ngày 27/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam (VIPA) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V (nhiệm kỳ 2024-2029); kỷ niệm 20 năm xây dựng và phát triển.
Ngày 27/9, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận Đặng Kim Cương thông tin với phóng viên Báo Nhân Dân: Địa phương đã và đang khẩn trương triển khai việc khoanh vùng dịch tả lợn châu Phi tại thôn Nha Hố 1, xã Nhơn Sơn, huyện Ninh Sơn để dập dịch, nhằm ngăn chặn dịch lây lan, gây thiệt hại cho người nuôi lợn tại địa phương.
Ngày 3/8, Sở Công thương thành phố Đà Nẵng cho biết, Ủy ban nhân dân thành phố đã có kế hoạch triển khai đề án “Trung tâm chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”.
Thời gian qua, các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ninh tăng cường kiểm soát, xử lý, nhưng tình trạng nhập lậu gia súc, gia cầm, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc qua biên giới vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thị trường mà còn tiềm ẩn nguy cơ xâm nhiễm dịch bệnh nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi và sức khỏe người dân.
Sắp đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hiện các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hộ cả nước đang tập trung sản xuất để có nhiều sản phẩm chăn nuôi phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp này.
Thời gian qua, tình hình buôn bán, vận chuyển trái phép gia súc, gia cầm (GSGC) qua biên giới các tỉnh vào Việt Nam diễn ra khá phức tạp, làm tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại bệnh dịch nguy hiểm trên đàn vật nuôi như: Dịch tả lợn châu phi, lở mồm long móng, viêm da nổi cục trên trâu, bò, cúm gia cầm...
Việc kiểm soát, ngăn chặn nhập lậu gia cầm là nhiệm vụ quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi, đến vấn đề an toàn dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi.
Với mục tiêu xóa bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thành phố Hà Nội đang nỗ lực phát triển mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Tuy nhiên, việc thu hút các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ vào cơ sở tập trung còn nhiều hạn chế.
Sáng 27/4, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chăn nuôi gia cầm trong tình hình mới.
Hiện cả nước có 456 cơ sở giết mổ động vật tập trung tại 37 tỉnh, thành phố được cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y/an toàn thực phẩm. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường và khó khăn trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm chăn nuôi. Ðây được coi là bài toán không dễ tìm ra lời giải đối với các nhà quản lý.
Nguy cơ lây lan và bùng phát dịch bệnh trên động vật, nhất là dịch cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi, bệnh tai xanh ở lợn... trên phạm vi diện rộng trong thời gian tới rất cao. Do đó, các địa phương cần khẩn trương phòng, chống để hạn chế thấp nhất tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Nguy cơ dịch bệnh cúm gia cầm, dịch tả lợn châu Phi lây lan và xảy ra trên phạm vi rộng trong thời gian tới là rất cao. Do đó, các địa phương cần khẩn trương phòng, chống để hạn chế thấp nhất tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm.
Ngày 28/2, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang cho biết, tỉnh đã yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện kiểm tra, kiểm soát việc nhập lậu, vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu từ nước ngoài vào Việt Nam
Theo thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong thời gian gần đây tại Campuchia đã phát hiện ca tử vong trên người do virus cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Prey Veng.
Nhằm hỗ trợ nhân dân các xã biên giới chống rét đậm, rét hại, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm, cán bộ, chiến sĩ biên phòng Sơn La đã xuống địa bàn giúp dân chống rét cho đàn gia súc, gia cầm.