Quyết định được đưa ra trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có khi các cuộc xung đột vũ trang, biến đổi khí hậu và bất bình đẳng xã hội đẩy hàng trăm triệu người vào cảnh khốn cùng. Ước tính hơn 300 triệu người trên toàn cầu sẽ cần viện trợ nhân đạo trong năm nay.
Ngăn chặn khủng hoảng nhân đạo và viện trợ khẩn cấp luôn là vấn đề cấp bách toàn cầu khi các cuộc xung đột tiếp diễn ở Gaza, Sudan và Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người và buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Ngăn chặn khủng hoảng nhân đạo và viện trợ khẩn cấp luôn là vấn đề cấp bách toàn cầu khi các cuộc xung đột tiếp diễn ở Gaza, Sudan và Ukraine đã cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người và buộc hàng triệu người phải rời bỏ nhà cửa.
Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt và bão lũ ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn, đe dọa an ninh lương thực và đẩy người dân vào cảnh nghèo đói.
Khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến những người dễ bị tổn thương nhất phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của các cuộc khủng hoảng.
Cộng đồng quốc tế luôn phải tăng cường các hoạt động hỗ trợ tài chính và nhân đạo cho các nước đang gặp khó khăn, cho những người đang bị đẩy vào những hoàn cảnh cùng khổ, khi “bóng ma” nạn đói đe doạ nhiều quốc gia, khu vực.
Văn phòng Ðiều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc đã kêu gọi hơn 47 tỷ USD để cung cấp viện trợ khẩn cấp cho 305 triệu người trên toàn cầu trong năm nay, tuy nhiên, việc huy động đủ nguồn vốn đang là thách thức lớn.
Ðến thời điểm hiện tại, trong tổng số 50 tỷ USD kêu gọi quyên góp cho hoạt động cứu trợ nhân đạo năm 2024, chỉ 43% số tiền này được đáp ứng, mà theo OCHA, chỉ đủ cứu trợ 189,5 triệu người bị tổn thương nhất. Khoảng 115 triệu người không thể tiếp cận dịch vụ cứu trợ nhân đạo của Liên hợp quốc.
Văn phòng Ðiều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên hợp quốc đã kêu gọi hơn 47 tỷ USD để cung cấp viện trợ khẩn cấp cho 305 triệu người trên toàn cầu trong năm nay, tuy nhiên, việc huy động đủ nguồn vốn đang là thách thức lớn.
Khẳng định vai trò quan trọng trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu và cam kết mạnh mẽ bảo vệ quyền và phẩm giá con người trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, EU luôn đi đầu trong các hoạt động cứu trợ nhân đạo với quy mô lớn, bao phủ rộng khắp nhiều khu vực.
Với số tiền được phân bổ trong năm 2025, theo người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC), khoản viện trợ sẽ tập trung vào những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc khủng hoảng, nhất là tại Dải Gaza và Syria, Ukraine...
Thể hiện sự nhất quán trong chính sách hỗ trợ nhân đạo, EU không chỉ công bố ngân sách viện trợ cho năm 2025 mà còn dành riêng 120 triệu euro cho tình hình khẩn cấp tại Gaza.
Với tổng số tiền lên tới hơn 450 triệu euro trong hai năm qua, EU đã khẳng định cam kết lâu dài trong việc hỗ trợ người dân Palestine, trong bối cảnh tình hình nhân đạo tại Gaza vẫn rất nghiêm trọng, mặc dù thỏa thuận ngừng bắn gần đây đã mang lại một số tín hiệu tích cực.
Gói viện trợ bao gồm nhiều hạng mục thiết yếu nhằm đáp ứng nhu cầu khẩn cấp của người dân tại Gaza. Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ bảo vệ sẽ được thực hiện nhằm bảo đảm an toàn và bảo vệ các nhóm dân cư dễ bị tổn thương.
EC cũng đã công bố gói viện trợ 235 triệu euro cho Syria và các nước láng giềng, với nguồn tài trợ sẽ dành cho việc cung cấp các nhu cầu cơ bản như nơi trú ẩn, thực phẩm, nước sạch, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và các trường hợp khẩn cấp khác.
Sát cánh với những người dân chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng ở Liban, EU đã mở một cầu hàng không nhân đạo để vận chuyển hàng cứu trợ đến quốc gia Trung Ðông này.
Trước tình hình những thảm họa do biến đổi khí hậu ngày càng trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn, việc tăng cường hợp tác quốc tế để ứng phó hiệu quả là vô cùng cấp thiết. EU cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Liên hợp quốc và các tổ chức nhân đạo để bảo đảm viện trợ đến được tay những người có nhu cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Trong bối cảnh năm 2025 sẽ là năm đầy thách thức khi nhiều điểm nóng xung đột chưa có hồi kết, tình trạng biến đổi khí hậu tiếp tục đe dọa sinh kế của nhiều người, việc EU luôn đi đầu trong thực hiện các cam kết trở thành động lực thúc đẩy các nỗ lực hoạt động nhân đạo, góp phần xoa dịu các cuộc khủng hoảng trên thế giới.